Bố đẻ có quyền cướp và cấm mẹ đẻ nuôi con không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Bố đẻ có quyền cướp và cấm mẹ đẻ nuôi con không

Tôi lấy chồng năm 18 tuổi, tôi có 2 con gái, chồng tôi là đối tượng nghiện ngập và thường xuyên vào tù vì trộm cắp tài sản, tôi không thể chịu đựng nổi nữa nên muốn ly hôn, nhưng khi chồng tôi biết vậy hắn ta liên đánh tôi và hành hạ rất dã man, vì quá sợ hãi tôi đã mang con về nhà mẹ đẻ để lánh nạn, tuy nhiên anh ta còn về tận nơi và rất hung hăng, nói rằng nếu tôi không giao con cho anh ta anh ta sẽ giết cả nhà tôi, khi mang được con về, vì nhớ con tôi có sang xin gặp nhưng bị anh ta ngăn cản và cấm không cho tiếp xúc, xin hỏi như vậy thì tôi phải làm gì bây giờ?


Luật sư Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 30 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Quyền và nghĩa vụ chăm nom, nuôi dưỡng con

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

3./ Luật sư tư vấn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, “ly hôn” được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong trường hợp một bên có ý định ly hôn thì một trong hai bên không có quyền ngăn cấm bên còn lại thăm nom con.

Căn cứ Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về “nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng”:

“1.Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Khoản 1 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về “Nghĩa vụ và quyền giáo dục con”:

“1.Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.”

Theo đó, cả hai bên (bố và mẹ) đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, quyền và nghĩa vụ này tồn tại cả trong thời kỳ hôn nhân và ngoài thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, khi ly hôn, một bên sẽ bị giới hạn quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo chính thỏa thuận khi ly hôn của hai bên. Nhưng bên không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái vẫn có quyền và nghĩa vụ thăm nom con theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình:

“3.Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Theo đó, một bên (bố hoặc mẹ) chỉ có thể bị hạn chế quyền thăm nom theo quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án vì lợi ích của người con.

Khi một cá nhân có hành vi ngăn cản không cho bố hoặc mẹ của đứa trẻ thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng người này thì người có hành vi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Theo đó, người bị ngăn cản quyền và nghĩa vụ trên có thể tố cáo người có hành vi ngăn cản ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tố cáo người thực hiện hành vi bạo lực gia đình (như đánh, hành hạ bên còn lại trong quan hệ hôn nhân) để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Về hình thức xử phạt với hành vi này thì còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, kể cả trước và sau khi ly hôn, việc thăm nom con của người mẹ không thể bị cản trở bởi bất kỳ ai (kể cả người bố), bạn có thể tố cáo người có hành vi ngăn cấm sự gặp mặt, thăm nom giữa bạn và con bạn ra cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

Với những tư vấn về câu hỏi Bố đẻ có quyền cướp và cấm mẹ đẻ nuôi con không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191