Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Mọi người cho em hỏi trong giới hạn pháp luật cho phép thì biện pháp nào bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là hiệu quả nhất và vì sao ạ. Em xin cám ơn ạ!


Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Luật sư Tư vấn Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 09 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

3./Luật sư trả lời

     Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ chính giữa các bên trong giao dịch dân sự. Căn cứ Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như sau:

Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8. Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản.”

Theo đó, hiện nay pháp luật dân sự ghi nhận có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nêu trên. Bên cạnh các quy định chung liên quan đến phạm vi, tài sản bảo đảm,… thì mỗi biện pháp khác nhau lại có những quy định riêng tuy nhiên đều mang tính chất đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ chính trong giao dịch dân sự. Trong đó, với từng biện pháp có những quy định quy định cụ thể về việc từng biện pháp được sử dụng trong trường hợp nào hoặc với loại tài sản nào…. Chẳng hạn như, Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ký cược như sau:

Điều 329. Ký cược

1. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

2. Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.”

Theo đó, có thể hiểu là việc ký cược được áp dụng trong trường hợp nghĩa vụ của hợp đồng chính phát sinh từ hợp đồng cho thuê tài sản là động sản. Do vậy, căn cứ theo quy định pháp luật, nhu cầu, nghĩa vụ giao kết và tài sản bảo đảm của các bên trên thực tế mà các bên có thể sử dụng một trong các biện pháp bảo đảm nêu trên mà pháp luật không quy định biện pháp nào được ưu tiên sử dụng hơn biện pháp nào.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191