Các luật mới có quy định về quản lý bitcoin

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Các luật mới có quy định về quản lý bitcoin?

Bitcoin là một trong những khái niệm mới và khá là khó kiểm soát, tôi có ý định đầu tư vào loại hình này để tăng thu nhập, tuy nhiên tôi lại chưa nắm được các quy chế xoay quanh nó, các bạn có thể tư vấn cho tôi là hiện giờ theo pháp luật việt nam thì bitcoin được quản lý và điều tiết như thế nào không, và nếu tôi đầu tư thì có gặp trở ngại gì không?


Các luật mới có quy định về quản lý bitcoin
Các luật mới có quy định về quản lý bitcoin

Luật sư Tư vấn Các luật mới có quy định về quản lý bitcoin – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 09 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015, sửa đổi 2017;
  • Nghị định 101/2012/NĐ-CP Về thanh toán không dùng tiền mặt;
  • Nghị định 80/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
  • Nghị định 96/2014/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

3./Luật sư trả lời

Bitcoin là là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.

Tại Việt Nam, bitcoin không được công nhận là một loại tiện tệ hay một phương thức thành toán hợp pháp. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể để quản lý đối với “đồng tiền ảo” này. Tuy nhiên, trong hệ thông pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định có liên quan tới việc sử dụng tiền ảo mà trong đó có bitcoin như sau:

Tại Khoản 6,7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm Séc, Lệnh chi, Ủy nhiệm chi, Nhờ thu, Ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN. Theo quy định này, Bitcoin và các loại tiền ảo khác sẽ không được coi là phương tiện thanh toán, việc cung ứng, phát hành và sử dụng các đồng tiền ảo là không hợp pháp.

Quy định tại Khoản 6, Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 150-200 triệu đồng).

Bên cạnh đó, theo Bộ luật hình sự, tại Điều 206 sửa đổi về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, từ 1/1/2018, người nào thực hiện các hành vi trong đó có hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán gây thiệt hại về tài sản từ 100 – 300 ngàn đồng đến dưới 300.000.000 đồng sẽ bị phạt tiền từ 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191