Chưa có kháng nghị bản án thì vẫn có thể bị cưỡng chế thi hành

Chưa có kháng nghị bản án thì vẫn có thể bị cưỡng chế thi hành

 

 

Cho tôi xin được hỏi: Tôi có bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật ngày 14/01/2011 và có đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ngày 31/08/2011. Vậy theo Nghị quyết 60/2011/QH12 mục 2, khoản d và Luật số 65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự Điều 284b, khoản 3 thì trong thời gian chờ đợi trả lời có kháng nghị hay không thì: Cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế theo bản án hay không?

 

Gửi bởi: Nguyễn mạnh Hải

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012:

Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự được công bố đến ngày Luật này có hiệu lực: Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự được công bố áp dụng theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 (sau đây gọi là Bộ luật Tố tụng dân sự 2004). Thời hạn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có hiệu lực pháp luật từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luất Tố tụng dân sự được công bố được áp dụng theo quy định tại Điều 284 và Điều 288 của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động nêu tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực: Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực, nhưng kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới giải quyết sơ thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12 để giải quyết. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết sơ thẩm trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực, nhưng kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới xét xử phúc thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12 để giải quyết. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực nhưng kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12 để giải quyết. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật có đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời gian kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự được công bố cho đến trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa có kháng nghị của người có thẩm quyền, thì việc kháng nghị được thực hiện theo Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực mà kể từ ngày Luật này có hiệu lực mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tung dân sự năm 2004; việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2011/QH12.

Nội dung này của Nghị quyết quy định về thời hạn kháng nghị, tuy nhiên khi chưa có kháng nghị của người có thẩm quyền thì theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Thi hành án dân sự khi chưa có kháng nghị, tạm đình chỉ thi hành án thì bản án vẫn phải được thi hành, không phải là trong thời hạn này thì bản án chưa có hiệu lực thi hành nên không bị cưỡng chế thi hành án. Vì thế, bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật ngày 14/01/2011 và mặc dù ông có đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ngày 31/08/2011 nhưng chưa được người có thẩm quyền ban hành kháng nghị, tạm đình chỉ thi hành án thì bà vẫn phải thi hành bản án đó, nếu không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.

Các văn bản liên quan:

Luật 65/2011/QH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng Dân sự

Bộ luật 24/2004/QH11 Tố tụng dân sự

Nghị quyết 60/2011/QH12 Về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự

Trả lời bởi: Lê Anh Tuấn – Tổng cục THADS

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191