Chuyển quyền sở hữu cổ phần

Chuyển quyền sở hữu cổ phần

Ông A là cổ đông của Công ty tôi có đem cổ phiếu của mình thế chấp cho ông B để vay tiền. Nội dung vay tiền như sau: Ngày 26/10/2011 anh A mượn 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng). Hẹn 2 tháng trả. (ông A ký ghi rõ họ tên). Quá thời hạn trả nợ nhưng ông A vẫn không trả cho ông B và ông B đem số cổ phiếu mà ông A đã thế chấp (không có giấy tờ thế chấp) và bản sao nội dung ghi nợ nói trên đến công ty chúng tôi để làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu cổ đông. Xin hỏi: trong trường hợp này Công ty nên giải quyết như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Chân thành cảm ơn!

Gửi bởi: Nguyen Lam

Trả lời có tính chất tham khảo

Để trở thành cổ đông của công ty cổ phần thì phải là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty. Trong trường hợp này, ông B có thể đăng ký quyền sở hữu của cổ đông nếu chứng minh được giữa ông A và ông B đã có thỏa thuận chuyển quyền sở hữu cổ phần. Tuy nhiên:

– Giấy vay tiền giữa ông A và ông B chỉ ghi khoản vay và thời hạn trả nợ, không có bất kỳ thông tin gì về việc thế chấp sử dụng cổ phiếu làm tài sản bảo đảm. Giấy này không thể làm căn cứ để chứng minh giữa hai người có sự thỏa thuận liên quan đến số cổ phần của ông A.

– Việc ông B hiện đang cầm số cổ phiếu mang tên ông A cũng không chứng minh được giữa hai người đã có việc chuyển nhượng cổ phần.

Như vậy, đương nhiên công ty bạn không thể thực hiện theo yêu cầu của ông B. Hơn nữa, theo ông B nói thì giữa ông và ông A có hợp đồng vay tiền và thỏa thuận liên quan đến số cổ phiếu của ông B – đây là vấn đề dân sự giữa hai người và nếu có vi phạm nghĩa vụ thì họ phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (tòa án) để giải quyết theo quy định của pháp luật. Công ty bạn không phải là cơ quan có thẩm quyền để xem xét vấn đề này.

Các văn bản liên quan:

Luật 60/2005/QH11 Doanh nghiệp

Trả lời bởi: CTV3


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191