Có bị truất quyền thừa kế vì không chăm sóc bố mẹ

Có bị truất quyền thừa kế vì không chăm sóc bố mẹ
Có bị truất quyền thừa kế vì không chăm sóc bố mẹ

Câu hỏi: Có bị truất quyền thừa kế vì không chăm sóc bố mẹ?

Bố mẹ tôi sinh được 4 người con, tôi là anh cả do hoàn cảnh công việc, tôi phải đi xuất khẩu lao động từ nhiều năm trước nên không có điều kiện chăm sóc bố mẹ khi tuổi đã về già, ở nhà chỉ có 2 em gái đã lấy chồng và 1 em trai đang độ tuổi đi học. Nay bố mẹ tôi đột ngột bệnh nặng mà qua đời, tôi xin phép về nước vài ngày để tang bố mẹ thì hay các em trong nhà đã tự thỏa thuận chia nhau tài sản thừa kế của bố mẹ để lại, không có phần của tôi vì lý do tôi ở nước ngoài, không về chăm sóc bố mẹ lúc ốm đau cũng như không phụng dưỡng chu cấp tiền bạc cho bố mẹ khi ông bà còn sống. Tôi thật lòng không quan tâm về khối tài sản thừa kế này nhưng cách nói của các em tôi vô cùng thiếu lý lẽ, tôi bức xúc và muốn xin luật sư giải thích cho tôi quy định của pháp luật về vấn đề này?


Luật sư Tư vấn Có bị truất quyền thừa kế vì không chăm sóc bố mẹ – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

  1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 05 tháng 08 năm 2017

  1. Cơ sở pháp lý

Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015

  1. Luật sư trả lời

Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Trong trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của người thuộc đối tượng không được quyền hưởng di sản, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc, thì họ vẫn được hưởng di sản.

Xét thấy, việc không chăm sóc bố mẹ không là căn cứ để một người không được quyền hưởng di sản. Trên thực tế, do nhiều lý do như con cái ở xa, bận rộn mà nhiều người không thể dành thời gian chăm sóc bố mẹ. Tuy nhiên, hành vi không chăm sóc bố mẹ nếu phát triển theo chiều hướng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản (đem lại hậu quả như tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe,…) thì người con không chăm sóc bố mẹ sẽ bị truất quyền thừa kế.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN



TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191