Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Có thai và bị ốm cùng lúc thì hưởng chế độ thế nào?
Tôi đang làm văn phòng tại tập đoàn viettel, tôi tham gia bảo hiểm đầy đủ đã được 6 năm rồi, tôi có thai được 8 tháng, sắp đến thời gian sinh con thì lại bị nhiễm virus và ốm, chồng tôi đưa đi viện và phải tốn hơn 5 triệu tiền viện phí, vậy tôi có được hưởng chế độ gì từ bảo hiểm để bù đắp chi phí này không? Chế độ được tính như thế nào? Khi nãy tôi có trao đổi qua với luật sư qua tổng đài nhưng không kịp nhớ, mong được các luật sư hướng dẫn lại bằng văn bản để tôi tiện theo dõi.
Luật sư Tư vấn Có thai và bị ốm cùng lúc thì hưởng chế độ thế nào – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 6 tháng 12 năm 2017
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
3./Luật sư trả lời
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”
Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng thai sản như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Theo đó nếu bạn có đầy đủ các điều kiện hưởng chế độ thai sản và điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo quy định nêu trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản kể cả trong thời gian đang hưởng chế độ ốm đau do đây là hai chế độ khác nhau.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Bài liên quan:
- Điều kiện để chào bán bất động sản thuộc dự án hình thành trong tương lai
- Đăng ký BHYT tại 1 bệnh viện thì có được hưởng ở Bệnh viện khác
- Giáo viên mầm non khi xin thôi việc có những chế độ nào
- Đi tu thì có được miễn nghĩa vụ quân sự
- Hết thời hạn điều tra thì bị can có được thả về không
- Đang mang bầu mua BHYT thì lúc sinh con có được BHYT
- Mới vào làm thì có được hưởng chế độ thai sản
- Phụ cấp để tính bảo hiểm xã hội bao gồm những khoản gì
- Những giấy tờ, căn cứ pháp lý phải có để cảnh sát cơ động có thể kiểm tra hành chính
- Bố mất sức lao động, mẹ ung thư có được hoãn nghĩa vụ quân sự
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.