Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đã cắt quốc tịch rồi có nhập lại được không?
Xin chào luật sư, tôi đã cắt quốc tịch việt nam và nhập quốc tịch Đức cách đây hơn 20 năm, giờ tôi được biết Việt Nam cho phép người 2 quốc tịch nên tôi muốn đăng ký lại quốc tịch Việt và trở về quê hương thăm người thân, như vậy thì có được không, các hồ sơ ngày xưa của tôi hồi ở Việt Nam đã hư hỏng mất mát hết và không còn nữa?
Luật sư Tư vấn Đã cắt quốc tịch rồi có nhập lại được không – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 12 tháng 12 năm 2017
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014
Thông tư số 146/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí
3./Luật sư trả lời
Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về các trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam trong đó có trường hợp:
“e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.”
Như vậy, trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
– Bản khai lý lịch;
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này…”
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn đem nộp cho Sở Tư pháp nơi cư trú để được giải quyết.
Phí nhập trở lại quốc tịch Việt Nam: 2.500.000 đồng.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.