Đánh giá thực trạng thực thi quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc tham khảo quy định pháp luật của một quốc gia cụ thể về nội dung này.
Pháp luật dân sự hay pháp luật thương mại Việt Nam mang bản chất của sự to do ý chí, tự do thỏa thuận. Vì vậy, trong giao kết hợp đồng cần có điều khoản để ngăn chặn các bên vi phạm cam kết và đảm bảo tố nhất vấn đề hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng. Cho nên, bài viết dưới đây sẽ đánh giá tình trạng thực thi chế định phạt vi phạm hợp đồng và liên hệ với pháp luật của Pháp về vấn đề này để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
1. Qui định của pháp luật Việt Nam về phạt vi phạm hợp đồng
1.1. Cơ sở pháp lí
Theo qui định tại khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Đồng thời, tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 qui định “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm…”.
Có thể thấy rằng, chủ thể trong hợp đồng thương mại sẽ có quyền và lợi ích đối xứng nhau. Một chủ thể có quyền yêu cầu phạt vi phạm là bên bị vi phạm, còn chủ thể bên kia có nghĩa phải thực hiện nghĩa vụ. Và trong trường hợp này, nghĩa vụ mà bên vi phạm phải thực hiện là trả một khoản tiền, hay nói cách khác, khách thể trong quan hệ mà các bên hướng đến là một khoản tiền phạt vi phạm.
Quan hệ pháp luật thương mại thường dựa trên ý chí của các chủ thể tham gia. Chính vì vậy, để răng đe và đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện trên thực tế thì cần phải có biện pháp nhằm thúc đẩy các chủ thể trong hợp đồng thực hiện đúng nghĩa vụ vụ của mình. Qui định trên đã đáp ứng được nhu cầu về đảm bảo thực hiện hợp đồng.
1.2. Căn cứ phạt vi phạm
Điều đầu tiên mà các bên cần quan tâm là đã có thoả thuận với nhau dưới dạng hợp đồng. Bởi hợp đồng giống như luật do các bên tự đặt ra và ràng buộc nghĩa vụ, quyền và lợi ích với nhau. “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên với nhau.”1
Từ đó, căn cứ vào Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 thì cần phải xác định được có hành vi vi phạm và có điều khoản về phạt vi phạm trong Hợp đồng. Thứ nhất, về vấn đề có hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng có thể ở dạng hành động hoặc không hành động, tức là có thể thực hiện một hành vi hoặc không thiệt hiện một hành vi dẫn đến quyền và lợi ích của một chủ thể trong hợp đồng bị xâm phạm hoặc đe doạ bị xâm phạm. Tức là có hành vi vi phạm các điều khoản đã thoả thuận trước trong hợp đồng, không đảm bảo thực hiện đúng những gì mà hai bên đã đưa ra. Từ đó dẫn chiếu đến điều khoản phạt vi phạm hợp đồng. Thêm vào đó, cần phải làm rõ hành vi của bên vi phạm không cần thiết phải gây thiệt hại đối với bên bị vi phạm mà chỉ cần có hành vi vi phạm, bởi bản chất của qui định nhằm mục đích răn đe các chủ thể trong hợp đồng phải thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình.
Thứ hai, có điều khoản thoả thuận về phạt vi phạm hợp đồng. Điều khoản thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng là căn cứ để bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền nhất định cho hành vi vi phạm của mình. Điều đó giống như nếu một người vi phạm pháp luật phải chịu một hình phạt tương xứng đối với hành vi đó. Pháp luật điều chỉnh cho trường hợp phạt vi phạm hợp đồng này là do hai bên tự thống nhất và đưa ra. Nếu trong hợp đồng không có căn cứ phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không thể yêu cầu bên vi phạm nộp phạt và chỉ có thể đòi lại quyền lợi của mình thông qua biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1.3. Mức phạt vi phạm hợp đồng
Hiện nay mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại do các bên tự thoả thuận nhưng bị giới hạn ở 8 % nghĩa vụ phần nghĩa vụ bị vi phạm được qui tại Điều 301 Luật Thương mại 2005. Bởi vì qui định của Luật Thương mại năm 2005 rất ngắn gọn và súc tích nên có rất nhiều vấn đề được đặt ra.
Thứ nhất nếu các bên thoả thuận với nhau về mức phạt vi phạm vượt quá 8% thì điều khoản phạt vi phạm có vô hiệu hay không. Hiện nay, theo hướng giải quyết của Toà án, Trọng tài thương mại, điều khoản phạt vi phạm trên sẽ không bị vô hiệu mà phần nghĩa vụ phải thực hiện sẽ được giảm xuống còn 8% nghĩa vụ bị vi phạm. Cách giải quyết như vậy là hợp lí, bởi ý chí của hai bên thống nhất là sẽ có hình phạt cho hành vi vi phạm hợp đồng, việc vượt quá mức 8% là do sự thiếu hiểu biết pháp luật, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác chứ không phải không có điều khoản phạt vi phạm.
Thứ hai, thế nào là phần nghĩa vụ bị vi phạm. Nghĩa vụ bị vi phạm có thể là một phần giá trị của hợp đồng hoặc toàn bộ giá trị của hợp đồng. Phần giá trị này được xác định dựa trên các giai đoạn hoàn thành nghĩa vụ của các bên được qui định trong hợp đồng. Tuy nhiên, cũng có trường hơp khó có thể phân biệt được đâu là phần nghĩa vụ bị vi phạm.
2. Thực trạng thi hành qui định phạt vi phạm hợp đồng hiện nay
Luật Thương mại năm 2005 tính đến nay đã có hiệu lực hơn 15 năm nhưng vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung bởi phần lớn các hoạt động thương mại mang tính chất là sự thoả thuận giữa các bên với nhau. Chính vì vậy, thông qua thời gian dài thực hiện cho thấy các qui định trong Luật Thương mại năm 2005 đáp ứng được điều nhu cầu của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại.
Về vấn đề phạt vi phạm hợp đồng, qui định hiện hành cơ bản đã đáp ứng được mục đích răng đe, bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Qui định phạt vi phạm hợp đồng đã làm tốt vai trò của mình.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập tồn tại cần được tháo gỡ. Đầu tiên về mức trần giới hạn mức phạt là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Điều này là hợp lí trong trường hợp ngăn chặn các hành vi lạm dụng qui định nhằm trục lợi như qui định mức phạt gấp nhiều lần giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Tuy nhiên, vô hình chung, mức 8% trên lại không đủ để phát huy tác dụng của qui định về phạt vi phạm hợp đồng.
Thêm vào đó, còn có sự nhầm lẫn giữa phần nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng và phâng nghĩa vụ bị vi phạm. Bởi do giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm trong nhiều trường hợp sẽ không rõ ràng và mập mờ với các phần nghĩa vụ khác. Từ đó dẫn đến xác định sai phần giá trị phạt vi phạm hợp đồng, ảnh hưởng đến các bên trong hợp đồng.
Ngoài ra, còn về vấn đề lãi xuất đối với khoản tiền phạt vi phạm. Hiện nay có sự khác nhau giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005. Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 qui định mức lãi xuất có thể do các bên thoả thuận và không được vượt qúa 20%, nếu thoả thuận không rõ ràng về lãi xuất thì xác định bằng 50% mức tối đa. Còn Luật Thương mại năm 2005 nếu không có thoả thuận khác thì mức lãi xuất trên số tiền chậm trả được tính theo mức trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán. Sự khác nhau này đã tạo ra thách thức đối việc thực thi pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền hoặc các chủ thể trong hợp đồng. Bên cạnh đó, cần phải xác định thế nào là mức lãi xuất trung bình trên thị trường.
Cuối cùng, tài sản bồi thường thiệt hại. Theo qui định của Luật Thương mại thì tiền là loại tài sản được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ do có hành vi vi phạm hợp đồng. Luật cũng không qui định là có được sử dụng các loại tài sản khác hay không. Điều này đã khiến các chủ thể bối rối trong việc lựa chọn các loại tài sản đưa vào điều khoản thoả thuận.
3. Qui định của Bộ luật dân sự Pháp về phạt vi phạm hợp đồng
3.1. Hiệu lực của thoả thuận phạt vi phạm
Tại Điều 1229 Bộ luật Dân sự cũ của Pháp có qui định “Điều khoản phạt vi phạm là sự đền bù các thiệt hại do việc không thự hiện nghĩa vụ chính gây ra cho người có quyền”. Tuy nhiên, tại Bộ luật Dân sự Pháp năm 2016, qui định về vấn đề trên được gộp chung vào vấn đề bồi thường thiệt hại tại Điều 1231. Điều 1231
– 5 qui định: “Trường hợp hợp đồng có qui định về phạt vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải bồi thường một khoản tiền nhất định cho bên bị vi phạm, số tiền phạt vi phạm không được quá cao cũng không được quá thấp. Tuy nhiên, tòa án, theo quan điểm riêng của mình, có thể điều chỉnh mức phạt đã thỏa thuận nếu nó rõ ràng là quá cao hoặc quá thấp. Trong trường hợp thoả thuận đã được thực hiện một phần, Toà án có thể giảm mức phạt đã thoả thuận theo quan điểm của mình sao cho tương ứng với phần nghĩa vụ đã thực hiện…”2
Có thể thấy rằng, nếu các bên không thoả thuân với nhau về phạt vi phạm hợp đồng thì sẽ không được áp dụng. Bởi chế tài phạt vi phạm hợp đồng luôn gắn liền với điều kiện phải được các bên thoả thuận với nhau trong hợp đồng. Nếu thoả thuận mức phạt quá cao hoặc quá thấp thì có thể bị điều chỉnh bởi Toà án, tức là mức phạt phải phù hợp. Mức phạt do các bên đưa ra không bị giới hạn bởi một mức tối đa nào đó mà bị giới hạn bởi tính phù hợp với thiệt hại thực tế có thể xảy ra đôi với phần nghĩa vụ bị vi phạm. Đồng thời, khi áp dụng hình phạt phải xem xét có hay không có thiệt hại xảy ra. Yếu tố thiệt hại là yêu cầu bắt buộc để điều khoản phạt vi phạm có hiệu lực trên thực tế. Nghĩa là có vi phạm hợp đồng.
Hợp đồng bị coi là vi phạm nếu ít nhất có một nghĩa vụ không được thực hiện hoặc bị thực hiện không đúng thời hạn, trừ khi do nguyên nhân bên ngoài mà các bên không thể lường trước được (trường hợp bất khả kháng, hoàn cảnh cơ bản thay đổi). Phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại, nghĩa là thiệt hại phải là hậu quả tức thời và trực tiếp của việc không thực hiện thoả thuận.
Các yêu cầu liên quan đến việc thực hiện hợp đồng khác nhau tùy thuộc vào việc nghĩa vụ là dựa trên kết quả hay dựa trên nỗ lực tốt nhất. Trong trường hợp đầu tiên, người yêu cầu bồi thường chỉ phải chứng minh rằng nghĩa vụ đã không đạt được. Trong trường hợp thứ hai, người yêu cầu bồi thường phải chứng minh rằng bên vi phạm đã không thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất có thể hoặc đã cẩu thả hoặc không đủ siêng năng.3
3.2. Phương thức phạt vi phạm
Theo qui định của Bộ luật Dân sự Pháp năm 2016 thì bên vi phạm phải nộp cho bên bị vi phạm một khoản tiền phạt theo thoả thuận của các bên. Đồng thời, pháp luật Pháp cũng không giới hạn các loại tài sản có thể thay thế cho khoản tiền nộp phạt. Chính vì vậy, có thể và có khả năng, các chủ thể vi phạm có thể thay thế hình thức nộp tiền bằng các loại tài sản khác.
3.3. Mức phạt vi phạm
Mức phạt vi phạm hoàn toàn do các bên tự do thoả thuận với nhau trong hợp đồng. Tuy nhiên, sư thoả thuận mức phạt trên phải phù hợp và tương xứng với phần vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Nếu không đáp ứng điều kiện tương xứng thì khi có tranh chấp, Toà án có thể điều chỉnh lại mức phạt sao cho phù hợp nhất theo ý chí của Toà án. Qui định như vậy góp phần giảm thiểu tình trạng lợi dụng qui định của pháp luật để trục lợi, nhằm mục đích thu lợi bất chính.
3.4. Lãi xuất do chậm thực hiện nghĩa vụ
Căn cứ vào Điều 1231 – 6 thì bên có nghĩa vụ trả tiền cho hành vi vi phạm hợp đồng nếu chậm thực hiện thì sẽ phải chịu lãi xuất theo qui định của pháp luật.
Qui định trên thúc giục người vi phạm nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ của mình nếu không muốn số tiền tăng lên do lãi xuất. Góp phần hạn chế sự chẫm trễ, chai ì, tăng trách nhiệm của người vi phạm.
4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong qui định về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thông qua pháp luật của Pháp
Xuất phát từ những hạn chế được nêu trong nục 3 và những qui định của Pháp trong vấn đề phạt vi phạm hợp đồng tại mục 4, chúng ta có thể học hỏi một số kinh nghiệm lập pháp như sau:
Thứ nhất, về vấn đề giới hạn mức phạt tối đa cho phần nghĩa vụ bị vi phạm. Mức 8% hiện nay không còn phù hợp, không đảm bảo được mục đích răn đe. Chính vì vậy cần sửa đổi theo hướng tăng mức trần này lên cao hơn nữa.
Thứ hai, sửa đổi qui định về vấn đề lãi xuất đối với tiền phạt vi phạm hợp đồng. Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 đang có sự mâu thuẫn về mức lãi xuất, chính vì vậy, để bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi trong thực thi các qui định của luật cần thống nhất mức lãi xuất do chậm thực hiện nghĩa vụ.
Thứ ba, cần có qui định cụ thể để tạo sự thống nhất, dễ hiểu về vấn đề được sử dụng các loại tài sản khác thay thế tiền trong phạt vi phạm hợp đồng.
Như vậy, phạt vi phạm hơp đồng là chế tài nhằm răng đe các chủ thể tham gia trong hợp đồng để bảo đảm hợp đồng được thực hiện đúng trên thực tế. Và thực tế rằng Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã có những qui định góp phần nâng cao hiệu quả để hợp đồng được thực hiện một cách tốt nhất. Đồng thời, bài viết đã tham khảo kinh nghiệm của Pháp trong vấn đề trên nhằm học hỏi kinh ngiệm để hoàn thiện, tạo nên hành lang pháp lý thương mại vững chắc.
Danh mục tài liệu tham khảo
- Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015
- Bộ luật Dân sự Pháp năm 2016
- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
- Nguyễn Văn Hợi, Trần Ngọc Hiệp, Phạt vi phạm và Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, so sánh với Bộ luật Dân sự Pháp, Tạp chí Nghề luật, số 5, 2019
- Fabrice Fages and Myria Saarinen, partners at Latham & Watkins. This chapter XX was written with the contribution of associate Floriane Cruchet and with the assistance of trainees Clara Giordano, Charlotte Guérin and François Tréfois
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.