Điều kiện an toàn phòng cháy đối với cơ sở

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Điều kiện an toàn phòng cháy đối với cơ sở


Luật sư Tư vấn Luật Phòng cháy và chữa cháy – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 31 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Điều kiện an toàn phòng cháy đối với cơ sở

  • Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
  • Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.

3./ Luật sư tư vấn

Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy khôn kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường”, theo đó, hậu quả do cháy mang lại có thể rất nghiêm trọng, không thể lường trước được nên pháp luật có quy định những điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, bắt buộc cơ sở phải thực hiện để hạn chế cháy xảy ra và hạn chế mức thiệt hại khi xảy ra cháy.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật phòng cháy và chữa cháy, cơ sở được hiểu là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác theo danh mục do Chính phủ quy định.

Điều 20 Luật Phòng cháy và chữa cháy có quy định về “phòng cháy đối với cơ sở” được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP về “điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở” thì các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

-Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

-Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

-Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

-Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

-Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

-Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

-Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

-Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình, dự án do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

-Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Ngoài ra, các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy theo quy định nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ, phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy cũng phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã nêu trên.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình hoạt động thì các cơ sở trên đều phải tổ chức thực hiện và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy trên.

Ví dụ: A mở một trường đại học có khối tích 5.000 m3 trở lên thì A phải đáp ứng được các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phải đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

Như vậy, để đảm bảo an toàn của các cơ sở cũng như đảm bảo việc thực hiện đúng pháp luật, các cơ sở trên phải đảm bảo thực hiện và duy trì các điều kiện an toàn phòng cháy đối với cơ sở như đã nêu trên trong quá trình hoạt động.

Với những tư vấn về câu hỏi Điều kiện an toàn phòng cháy đối với cơ sở, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191