Điều kiện để dự án được hưởng vốn ngân sách nhà nước là gì

Câu hỏi: Điều kiện để dự án được hưởng vốn ngân sách nhà nước là gì

Tôi có một dự án về nước sạch tại Thành phố Thái nguyên, tôi mong muốn có được sự hỗ trợ từ phía ngân sách nhà nước đối với dự án của mình dù nhỏ, luật sư có thể hướng dẫn tôi về những điều kiện mà dự án phải đạt để có thể có được sự hỗ trợ về phía nhà nước?


Điều kiện để dự án được hưởng vốn ngân sách nhà nước là gì
Điều kiện để dự án được hưởng vốn ngân sách nhà nước là gì

Luật sư Tư vấn Điều kiện để dự án được hưởng vốn ngân sách nhà nước là gì – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 08 tháng 09 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Điều 36, 38 Luật ngân sách nhà nước 2015.

Quyết định 40/2015/QĐ-TTg

Nghị quyết 1023/NQ-UBTVQH13

Điều 6, 24 nghị định 59/ 2015/NĐ-CP

3. Luật sư trả lời

Đầu tư vào các dự án là hình thức chi đầu tư phát triển trong các loại hình chi ngân sách nhà nước. Các dự án được hưởng vốn ngân sách nhà nước thường là các dự án hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng hoàn vốn, trực tiếp hoặc không xã hội hóa vì các lý xã hội, an ninh, quốc phòng…

Trong giai đoạn 2016 -2020, các dự án để được hưởng vốn ngân sách nhà nước phải thuộc các lĩnh vực được quy định sau đây:

NGÀNH, LĨNH VỰC SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước được bố trí để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng hoàn vốn, trực tiếp hoặc không xã hội hóa được thuộc ngành, lĩnh vực sau:

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: Các dự án thủy lợi, hạ tầng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển rừng bền vững; phát triển thủy sản; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; các dự án phòng, tránh thiên tai, bão lụt, hạn hán.

2. Công nghiệp: Các dự án trong lĩnh vực dầu khí được đầu tư từ tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia (nếu có) và tiền đọc tài liệu để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; hạ tầng các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu và hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; mạng lưới điện nông thôn, miền núi và hải đảo; mạng lưới điện phục vụ quốc phòng, an ninh; sản xuất năng lượng tái tạo.

3. Thương mại: Các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistic, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Giao thông: Các dự án hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không.

5. Cấp nước, thoát nước và xử lý rác thải, nước thải: Các dự án cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải.

6. Kho tàng: Các dự án kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng, lưu giữ hàng dự trữ quốc gia, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng.

7. Văn hóa: Các dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo di sản văn hóa thế giới, các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia; bảo tồn văn hóa truyền thống, các dự án văn hóa.

8. Thể thao: Các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng thể dục, thể thao.

9. Du lịch: Các dự án hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm, địa bàn du lịch.

10. Khoa học, công nghệ: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức khoa học và công nghệ; các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm; các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các phòng thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng; các trạm, trại thực nghiệm; khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

11. Thông tin: Các dự án phục vụ hoạt động xuất bản, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, công ích thiết yếu.

12. Truyền thông: Các dự án viễn thông phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, đảm bảo an toàn thông tin quốc gia.

13. Công nghệ thông tin: Các dự án đầu tư hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin; bảo mật và an toàn thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước; hạ tầng công nghệ thông tincung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng thương mại điện tử, giao dịch điện tử.

14. Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở giáo dục, đào tạo và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cấp học từ mầm non đến đại học và hạ tầng kỹ thuật các khu đại học.

15. Y tế, dân số và vệ sinh an toàn thực phẩm: Các dự án bệnh viện, các cơ sở y tế, trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định, giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành.

16. Xã hội: Các dự án nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; hỗ trợ việc làm; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe cán bộ, công chức; cai nghiện và các dự án trợ giúp xã hội khác; các dự án cải tạo, nâng cấp các dự án ghi công liệt sỹ.

17. Tài nguyên và môi trường: Các dự án trong lĩnh vực biển và hải đảo đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất và khoáng sản, nguồn nước; quan trắc cảnh báo môi trường; bảo vệ tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

18. Quản lý nhà nước: Các dự án trụ sở, nhà công vụ của các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ; trụ sở của các Bộ, ngành trung ương và các tổ chứcchính trị – xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư; trụ sở các cơ quan tư pháp; trụ sở của các cấp chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp); dự án mua mới, xây dựng và cải tạo trụ sở làm việc, nhà ở của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan khác của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài.

19. Quốc phòng, an ninh: Các dự án phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

20. Dự trữ quốc gia: Bổ sung hàng dự trữ quốc gia năm 2016 nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và nhiệm vụ quốcphòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội cấp bách cóyêu cầu phải xử lý ngay.

      Bên cạnh đó, dự án phải đáp ứng được chủ trương đầu tư của từng chương trình do Quốc hội quyết định:

      Từ năm 2016 đến năm 2020, chính phủ chủ chương thực hiện các chương trình mục tiêu sau:

 (1) Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội các vùng;

(2) Chương trình mục tiêu hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương;

(3) Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững;

(4) Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững;

(5) Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;

(6) Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo;

(7) Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

(8) Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn;

(9) Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội;

(10) Chương trình mục tiêu y tế – dân số;

(11) Chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương;

(12) Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa;

(13) Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch;

(14) Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động;

(15) Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin;

(16) Chương trình mục tiêu xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích;

(17) Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh;

(18) Chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống tội phạm và ma túy;

(19) Chương trình mục tiêu Công nghiệp quốc phòng thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị (gọi tắt là CNQP-06/BCT);

(20) Chương trình mục tiêu quốc phòng, an ninh trên địa bàn trọng điểm;

(21) Chương trình mục tiêu Biển Đông-Hải đảo đảm bảo cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên biển và hải đảo.

      Hơn nữa, với các dự án thuộc diện được hưởng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư phải tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế- Kỹ thuật đầu tư xây dựng. Việc thẩm định dự án có đạt yêu cầu hay không là tùy thuộc vào cơ quan chuyên môn cũng như người quyết định đầu tư (Điều 24 nghị định 59/2015/NĐ-CP)

      Tóm lại, để liệt kê ra các điều kiện rõ ràng khi nào một dự án được hưởng vốn ngân sách nhà nước là điều không thể do nó phụ thuộc nhiều vào chính sách của từng giai đoạn, của từng địa phương cũng như ý kiến của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thẩm định dự án tại thời điểm đó.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191