Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đòi lại đất đã cho mượn có được không, chi phí thế nào?
Nhà tôi và nhà chú tôi trước giờ có quan hệ rất tốt, chú là người hiền lành lợi hơi nhút nhát nên mẹ tôi rất thương chú, có gì trong nhà cũng gọi chú qua dùng cùng, cách đây khoảng 3 năm, nhà tôi có mảnh đất cạnh nhà trước hay dùng để trồng rau nhưng do kinh tế kém nên thôi bỏ không, không dùng nữa, thấy chú có nhu cầu chăn nuôi, mẹ tôi đã để cho chú mượn để sử dụng mà không tính tiền hay gì cả. Chuyện chỉ bắt đầu khi chú tôi lấy vợ vào đầu năm 2017, bà này là người khó tính, âm mưu và rất ích kỷ, bà không cho chú tôi chăn nuôi nữa mà quyết định sửa đi cho thuê làm nhà trọ sinh viên. Từ đó mọi thứ bắt đầu phức tạp, những người đến thuê nhà ồn ào, bẩn thỉu, vứt rác bừa bãi sang phía nhà tôi, mẹ tôi đã nhiều lần sang nói nhỏ với chú, nhưng chú sợ vợ nên không nói được, mẹ tôi thì lại thương chú nên cũng không dám dứt khoát. Giờ chúng tôi là con thì có thể đòi lại mảnh đất này để chấm dứt tình trạng trên được không?
Luật sư Tư vấn Đòi lại đất đã cho mượn có được không, chi phí thế nào– Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 14 tháng 12 năm 2017
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
- Bộ luật dân sự 2015
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Luật Đất đai 2013
- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án
3./Luật sư trả lời
Với trường hợp cho mượn đất và có nhu cầu đòi lại đất đang được bên mượn sử dụng này, trước hết cần xem xét việc bên cho mượn đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa. Căn cứ quy định Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
– Theo đó, trường hợp bên cho thuê đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với đất cho mượn có nghĩa là Nhà nước đã xác nhận quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất (ngườ cho mượn đất) đối với đất đó. Giao dịch mượn đất này được xác định là một loại hợp đồng mượn tài sản.
Căn cứ Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng mượn tài sản chấm dứt khi hoàn thành hoặc theo thỏa thuận của các bên. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cho mượn trong hợp đồng mượn tài sản như sau:
“Điều 499. Quyền của bên cho mượn tài sản
1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.”
Như vậy, khi đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bên cho mượn có quyền đòi lại tài sản theo quy định pháp luật nêu trên. Trong trường hợp bên mượn đất cố tình không trả, bên cho mượn có quyền khởi kiện tới Tòa án để đòi lại tài sản theo quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.
– Trong trường hợp đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các bên có thể thỏa thuận về việc trả lại đất đã cho mượn. Nếu bên cho mượn cố tình không trả, ở đây đã phát sinh tranh chấp về đất đai bởi bên cho mượn đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chứng minh quyền của mình đối với mảnh đất. Theo đó, bên cho mượn đất khởi kiện ra Tòa cùng các bằng chứng liên quan đến việc xác lập quyền đối với mảnh đất đó, trên cơ sở đó, Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh.
– Khi thực hiện thủ tục tố tụng tại Tòa án, Căn cứ Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2014 quy định nghĩa vụ của đương sự khi tham gia tố tụng đó là Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí và lệ phí, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 146. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.
Điều 147. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2. Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
3. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
5. Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
Điều 148. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm
1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Điều 149. Nghĩa vụ chịu lệ phí
1. Nghĩa vụ chịu lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc dân sự cụ thể và do luật quy định.
2. Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí.”
Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 mức thu án phí, lệ phí Tòa án cụ thể như sau:
II |
Án phí dân sự |
Mức thu |
1 |
Án phí dân sự sơ thẩm |
|
1.1 |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch |
300.000 đồng |
1.2 |
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch |
3.000.000 đồng |
1.3 |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch |
|
a |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống |
300.000 đồng |
b |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
đ |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e |
Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
2 |
Án phí dân sự phúc thẩm |
Mức thu |
2.1 |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động |
300.000 đồng |
Stt |
Tên lệ phí |
Mức thu |
I |
Lệ phí giải quyết việc dân sự |
|
1 |
Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động |
300.000 đồng |
2 |
Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động |
300.000 đồng |
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.