Đơn xin cắm biển giao thông trong đường làng được sử dụng trong trường hợp để đảm bảo việc tham gia giao thông của người dân trong đường làng (đường Giao thông nông thôn) an toàn, thuận tiện, cá nhân có thể viết đơn gửi lên UBND xã, phường, thị trấn để đề nghị cơ quan này thực hiện việc cắm biển báo giao thông phù hợp, ví dụ: Biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” (Biển số 211a); Biển “Giao nhau với đường ưu tiên” (Biển số 208)…
Mẫu Đơn xin cắm biển giao thông trong đường làng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày …tháng …năm 20…
ĐƠN XIN CẮM BIỂN GIAO THÔNG TRONG ĐƯỜNG LÀNG
- Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
- Căn cứ Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Quyết định 1760/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2017 điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg;
- Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08 tháng 08 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn,
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân (xã, phường, thị trấn)………………………………………….
Tôi tên là: ……………………………………………Sinh năm…………………………………..
CMND số: …………………………………Cấp tại: …………………..Cấp ngày…/…/…
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………
Địa chỉ hiện tại: …………………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………
Tôi xin trình bày nội dung như sau:
……………………………………………
Căn cứ vào các quy định thuộc Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08 tháng 08 năm 2014 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn như sau:
“Điều 12. Biển báo hiệu đường bộ và công trình đặc biệt trên đường GTNT
Đường GTNT khi xây dựng và trong quá trình khai thác phải được cắm các loại biển báo hiệu đường bộ và hệ thống an toàn giao thông theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” (sau đây viết tắt là QCVN 41:2012/BGTVT), lắp đặt bảng hướng dẫn và các biện pháp bảo đảm an toàn khác…”.
“Điều 13. Tổ chức giao thông trên đường GTNT
1. Nội dung tổ chức giao thông được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ và các quy định sau:
…
c) Lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.”
“Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông đối với các tuyến đường GTNT theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp trên và quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân theo quy định của Thông tư này.
3. Hàng năm, thống kê, phân loại các loại đường GTNT trên địa bàn; tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác đường GTNT, danh sách các công trình trên đường GTNT trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị xử lý với Ủy ban nhân dân cấp huyện.“
Từ những căn cứ pháp luật trên, tôi kính xin cơ quan xem xét và thực hiện cắm biển giao thông để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.