Đơn yêu cầu chặt bỏ cây xanh trong khuôn viên của cá nhân hoặc đơn vị nên trình bày thế nào. Chúng tôi sẽ cung cấp biểu mẫu và cách thực hiện dưới đây.
Định nghĩa Đơn yêu cầu chặt bỏ cây xanh trong khuôn viên
Đơn yêu cầu chặt bỏ cây xanh trong khuôn viên đề nghị được loại bỏ một số cá thể cây xanh nhất định vì lý do nào đó gây ra tác hại tới môi trường hoặc đời sống của cư dân khu vực.
Mẫu Đơn yêu cầu chặt bỏ cây xanh trong khuôn viên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o———–
Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2020
ĐƠN YÊU CẦU CHẶT BỎ CÂY XANH TRONG KHUÔN VIÊN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân quận Ba Đình
– Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
– Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị;
– Căn cứ tình hình thực tế.
Tôi tên là: ngày sinh: Giới tính:
CMND số: do CA … cấp ngày …
Hộ khẩu thường trú:
Nơi cư trú hiện tại:
Thông tin liên lạc:
Tôi xin trình bày sự việc như sau:
Vừa qua lúc 9:00 ngày 10/2/2020, sau một trận mưa lớn rất nhiều cành cây xà cừ lớn trong Trường Tiểu học Ba Đình đã gãy, đổ xuống khuôn viên trường gây hoảng loạn cho toàn thể học sinh cũng như cán bộ, giáo viên trong trường. Tuy chưa đem đến thiệt hại thực tế nào nhưng không thể phủ nhận nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng cho học sinh và đội ngũ giáo viên trong trường. Sau đây là một số thông tin về cây xà cừ:
Loại cây: Cây xà cừ, chiều cao: 30m đường kính: 1,2m
Hiện trạng cây xanh: Nhiều cành to gãy đổ; cây trụi lá, có nguy cơ bật gốc.
Để nhằm ngăn chặn mọi thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra về sức khỏe của học sinh và giáo viên trong trường, đảm bảo điều kiện học tập và làm việc an toàn – hiệu quả, thay mặt Ban Giám hiệu nhà trường, tôi làm đơn này yêu cầu UBND quận xem xét việc chặt hạ cây xà cừ trong khuôn viên trường chúng tôi.
Căn cứ Điều 14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP:
Điều 14. Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
…
3. Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
…
7. Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
c) Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện phải thông báo cho chính quyền địa phương;
Từ những căn cứ trên, tôi nhận định trường hợp cây đã bị đổ gãy thì được phép chặt hạ ngay mà không cần đề nghị cấp Giấy phép chặt hạ cây xanh đô thị. Song trước khi chặt hạ cần có biên bản, ảnh chụp hiện trạng cũng như phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong. Vì vậy, nay tôi làm đơn gửi UBND quận thông báo về việc chặt hạ cây xà cừ đã gãy đổ trong khuôn viên Trường Tiểu học Ba Đình.
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung đơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Gửi kèm theo đơn này là:
– Ảnh chụp hiện trạng cây xanh cần chặt hạ;
– Sơ đồ vị trí cây xanh cần chặt hạ
– Biên bản lý do chặt hạ cây xanh trong khuôn viên Trường Tiểu học Ba Đình.
Người làm đơn
Tham khảo thêm:
- Hợp đồng trồng cây xanh
- Đơn xin di cắt tỉa cây xanh
- Đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh
- Hợp đồng thuê cây cảnh
- Mẫu hợp đồng bán cây
- Hợp đồng thuê chặt cây
- [Đăng ký bản quyền logo] trọn bộ chỉ 2tr – Cây cảnh
- Đơn yêu cầu chống đỡ, gia cố đảm bảo an toàn cây xanh
- Đơn yêu cầu chống đỡ cây xanh sắp đổ
- Đơn xin di chuyển/chặt cây xanh
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.