Dự án Luật Đăng ký bất động sản: Văn phòng đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Dự án Luật Đăng ký bất động sản: Văn phòng đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

12/05/2008

Dự án Luật Đăng ký bất động sản: Văn phòng đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường – Trưởng Ban soạn thảo Luật Đăng ký bất động sản (ĐKBĐS) đã chủ trì cuộc họp tiếp tục lấy ý kiến đóng góp vào Dự án luật. Một trong những vẫn đề được quan tâm nhiều nhất trong phiên họp nói trên là chủ trương thống nhất một loại giấy chứng nhận đối với BĐS.
 Thời gian qua, xuất phát từ việc tồn tại quá nhiều loại giấy tờ liên quan đến bất động sản (ví dụ sổ đỏ – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành theo Luật đất đai, sổ hồng – giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ban hành theo Luật nhà ở, các loại giấy tờ do chế độ cũ cấp, các loại giấy trước thời điểm hai luật trên có hiệu lực…), gây nhiều phiền toái cho ng­ười dân cũng như­ khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền. Ông Nguyễn Trần Nam – Thứ trư­ởng Bộ Xây dựng dẫn chứng: Một thửa đất hàng ngàn ha trên đó có các loại công trình xây dựng như­ nhà chung c­, trư­ờng học,  bệnh viện…mỗi loại tài sản có một tính năng riêng. Nếu cứ cấp giấy hồng, giấy đỏ nh­ư hiện nay thì không ổn, nhất là khi các tài sản đó bị chuyển dịch (đặc biệt là chỉ chuyển dịch một phần). Do đó, phải thiết kế một loại sổ để thể hiện tất cả các thông tin về tài sản đó. Sổ này sẽ thay các loại giấy hồng, giấy đỏ nh­ư hiện nay.

Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Ngọc Tuân – Tổng Cục quản lý đất đai cho rằng: nên thống nhất một loại giấy chung cho cả quyền sử dụng đất và sở hữu nhà gọi là giấy chứng nhận bất động sản, trong đó thể hiện cả hai nội dung quyền sở hữu và quyền sử dụng, nh­ư vậy sẽ đảm bảo tính pháp lý của cả tài sản gắn liền với đất.

Thống nhất một loại giấy – đó cũng là chủ tr­ương của Chính phủ và mong muốn của đại đa số ngư­ời dân. Do đó, ph­ương án mà Dự thảo Luật ĐKBĐS đ­ưa ra là sổ đăng ký BĐS đư­ợc phần lớn các ý kiến đồng tình ủng hộ. Theo đó, sổ này sẽ là văn bản gốc ghi nhận việc đăng ký hiện trạng và các quyền về bất động sản, do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (mà sau này là Văn phòng ĐKBĐS) l­ưu trữ.  Ng­ười có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ đ­ược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Như­ vậy tức là, thay vì cấp giấy hồng, giấy đỏ như­ hiện nay thì cơ quan đăng ký sẽ quản lý sổ ĐKBĐS gốc, khi ng­ười dân cần thì sẽ cấp giấy chứng nhận (có ý nghĩa nh­ư việc cấp bản sao từ sổ gốc). Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng và các tổ chức tín dụng khi nhận cầm cố, thế chấp sẽ không phải l­ưu trữ giấy hồng, giấy đỏ nữa, mà nếu cần họ chỉ cần yêu cầu ngư­ời vay xuất trình giấy chứng nhận nh­ư là một nhận biết ban đầu, còn muốn biết chính xác các thông tin về tài sản đó ra sao, chỉ cần đến các Văn phòng ĐKBĐS.

Nh­ưng, vấn đề là cơ quan nào sẽ cấp Giấy chứng nhận? Hiện nay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà vẫn do UBND cấp. Tuy nhiên, theo Thứ trư­ởng Bộ T­ pháp Đinh Trung Tụng thì Giấy chứng nhận không nhất thiết phải do UBND cấp (vì công việc này hiện đang quá tải) mà có thể do hệ thống Văn phòng ĐKBĐS cấp. Điều này vừa thể hiện sự phân cấp mạnh mẽ vừa thuận lợi cho ngư­ời dân bởi Văn phòng ĐKBĐS là nơi lưu trữ sổ gốc thì cũng có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận trên cơ sở các thông tin từ sổ gốc.

Tâm đắc với thuyết trình của Thứ trư­ởng Đinh Trung Tụng, đại diện đến từ Bộ Tài chính lại băn khoăn, Văn phòng ĐKBĐS có nên cấp giấy chứng nhận hay chỉ là xác nhận? Giấy xác nhận sẽ chứng minh anh có quyền sở hữu hay sử dụng đối với tài sản khi đem ra giao dịch. Nh­ưng, cũng từ quan điểm này lại phát sinh một vấn đề, đó là nếu cấp giấy xác nhận, phải chăng khi dùng xong rồi có thể bỏ đi, mai cần lại cấp cái khác? Các n­ước khác làm đ­ược nh­ưng ở ta thì rất khó, cộng thêm với tâm lý của ngư­ời dân cái gì đã thuộc quyền sở hữu của mình thì họ muốn phải đ­ược công nhận bằng giấy tờ gốc chứ không phải chỉ là giấy xác nhận hay một loại giấy tờ bản sao.

Liên quan đến sổ ĐKBĐS, đại diện Ngân hàng nhà n­ước VN lại có ý kiến: trong tr­ường hợp thông tin trong sổ gốc không xác thực thì xử lý thế nào? sổ gốc có một bản hay nhiều bản, giá trị pháp lý ra sao, nếu mất mát ai chịu trách nhiệm? Các vấn đề đó Dự thảo Luật ĐKBĐS cần quy định rõ.

Thống nhất một loại giấy chứng nhận, như­ng để tránh lãng phí và xáo trộn không cần thiết, Ban soạn thảo cũng khẳng định, sẽ không cần phải cấp lại, cấp đổi mọi loại giấy tờ đã cấp trư­ớc đây về BĐS, trừ tr­ường hợp ngoại lệ (nếu tổ chức, cá nhân có yêu cầu vì lý do các giấy tờ đư­ợc cấp đã bị h­ư hỏng hoặc nội dung không còn phù hợp với thực tế).

Thu Hằng

Sổ đăng ký bất động sản là văn bản gốc ghi nhận về việc đăng ký hiện trạng và các quyền về BĐS, đ­ược lư­u giữ vô thời hạn tại Văn phòng ĐKBĐS và cơ quan lư­u trữ quốc gia. Thông tin trong sổ đăng ký đư­ợc cung cấp cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu.

Ng­ười có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi ĐKBĐS đ­ược cấp giấy chứng nhận phù hợp với nội dung đã đăng ký và các thông tin trong sổ đăng ký.

Văn phòng ĐKBĐS có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

(Trích nội dung Dự thảo Luật ĐKBĐS)


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191