Hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu như thế nào?

Hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu như thế nào?

Hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu như thế nào? Hành vi này dẫn đến chết người và gây bệnh nguy hiểm cho 2 người thì bị xử lý như thế nào?

Gửi bởi: hoàng trọng khang

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo quy định tại Mục 9 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì:

“9. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200)

9.1. “Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.

9.2. “Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy.

9.3. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại Điều 200 của BLHS:

a) “Vì động cơ đê hèn” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 200 của BLHS là vì động cơ trả thù hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác;

b) “Gây bệnh nguy hiểm cho người khác” quy định tại điểm i khoản 2 Điều 200 của BLHS là trường hợp người phạm tội (có thể biết hoặc không biết) đã gây ra cho người bị cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy một số bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, viêm gan B, lao…

Trường hợp người cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc người khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì cùng với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 200 của BLHS, người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 117 của BLHS hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 118 của BLHS.

c) “Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 200 của BLHS là gây bệnh nguy hiểm cho từ hai người trở lên.

d) “Gây chết nhiều người” quy định tại khoản 4 Điều 200 của BLHS là trường hợp việc cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy đã gây ra cái chết của từ hai người trở lên.

e) “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” quy định tại khoản 4 Điều 200 của BLHS là gây hậu quả chết một người đồng thời gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người hoặc gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, xã hội (như gây khó khăn, cản trở việc cai nghiện ma túy, gây dư luận bất bình, làm quần chúng hoang mang, lo sợ v.v…). ”

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ; rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy. Người có hành vi này dẫn đến chết 1 người và gây bệnh nguy hiểm cho 2 người thì áp dụng tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 4 Điều 200 Bộ luật Hình sự và có thể bị xử phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

Các văn bản liên quan:

Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “ Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999

Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự

Trả lời bởi: hoidapphapluat


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191