1/ Biên bản có phải văn bản có số?
Theo quy định pháp luật hiện hành, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có quy định về số và ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, Thông tư số 01/2011/TT-BNV cũng có quy định chi tiết về số, ký hiệu văn bản nhưng chỉ mang tính áp dụng đối với văn bản hành chính. Như vậy, có thể khẳng định hiện chưa có quy định nào mang tính chất bắt buộc về thể thức và kỹ thuật trình bày đối với loại văn bản là biên bản. Nói cách khác, biên bản có thể có số, ký hiệu hoặc không có. Điều này không làm thay đổi bản chất pháp lý của biên bản. Tuy nhiên, đối với biên bản của cơ quan, tổ chức thì cần thiết ghi nhận số, ký hiệu cũng như loại văn bản nhằm đảm bảo hiệu quả thực tiễn cho công tác văn thư, lưu trữ nội bộ cũng như giúp dễ dàng phân loại văn bản.
2/ Biên bản có cần đóng dấu treo?
Dấu treo là con dấu của cơ quan, tổ chức. Thông thường, tên cơ quan, tổ chức được viết bên phía trái, trên đầu của văn bản, phụ lục đồng nghĩa với việc dấu treo được đóng cũng tại phía bên trái, trên đầu của văn bản, phụ lục (trùm lên tên cơ quan, tổ chức, tên phụ lục). Tuy nhiên, đóng dấu treo không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản mà chỉ để kết luận văn bản là một phần của văn bản chính hoặc văn bản được thiết lập bởi chính cơ quan, tổ chức đó. Như vậy, không bắt buộc phải đóng dấu treo cho biên bản bởi dấu treo chỉ góp phần xác nhận nguồn gốc của biên bản mà thôi.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.