Câu hỏi:
Thuận tình ly hôn
Chồng em đang ở nước ngoài, em và anh ấy cùng thuận tình ly hôn. Nay anh ấy muốn làm đơn ly hôn gởi về thì nội dung như thế nào? Ngoài ra có cần giấy tờ gì nữa không?
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Như vậy, đơn yêu cầu thuận tình ly hôn được lập trên cơ sở tự nguyện của cả hai vợ chồng. Nội dung đơn thuận tình ly hôn phải có những nội dung chính sau đây (khoản 2 Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự 2004): (1) ngày, tháng, năm viết đơn; (2) tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn; (3) tên, địa chỉ của người yêu cầu; (4) những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó; (5) người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ. Theo đó, nội dung đơn thuận tình ly hôn phải đề cập đến vấn đề con chung, cấp dưỡng sau ly hôn, tài sản, nhà ở, nợ chung và các vấn đề khác thực hiện sau ly hôn. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc (điểm h khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
Cùng với đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, cần gửi kèm một số tài liệu sau. Theo quy định tại khoản 3 Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, gồm một số tài liệu chính sau:
– Bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu (có chứng thực);
– Bản sao Hộ khẩu (có chứng thực);
– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn, trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện;
– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
– Xác nhận của đại sứ quán hoặc lãnh sự quán nếu một trong hai bên đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
– Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).
Các văn bản liên quan:
Bộ luật 24/2004/QH11 Tố tụng dân sự
Luật 52/2014/QH13 Hôn nhân và gia đình
Wiki Luật kính đáp!
Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.
Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.
Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.