[Hỏi đáp Wiki Luật] Có thể ly hôn với người đồng tính được không?

Câu hỏi:
Thưa luật sư. Xin tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn. Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có ban hành các quy định cho việc kết hôn đồng tính. Nếu hiện tại 2 người đồng tính nhận con nuôi và sống chung với nhau thì khi chia tay xảy ra tranh chấp đứa con và tài sản thì khi kiện ra tòa tòa có giải quyết không? Và sẽ xử lí như thế nào?

 

 

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2005

2. Luật sư tư vấn:

Hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về hôn nhân hay mối quan hệ giữa những người cùng giới tính. Tại điều 8 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

“2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Ngoài ra chưa có quy định nào hướng dẫn thêm về quan hệ của những người cùng giới tính.

Nếu như việc 2 người này nhận nuôi con và chung sống với nhau mà kiện ra tòa thì vẫn được tòa thụ lý theo quy định của bộ luật dân sự.

Tài sản chung sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật dân sự. Còn về con chung sẽ hướng dẫn 2 bên thỏa thuận không giải quyết theo quy định của luật hôn nhân và gia đình.

“Điều 214. Sở hữu chung

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.

Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

Điều 216. Sở hữu chung theo phần

1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 217. Sở hữu chung hợp nhất

1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”


 

 

Wiki Luật kính đáp!

    Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.

    Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.

    Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.

Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191