Câu hỏi:
Điều kiện kết hôn với người nước ngoài
Bạn trai em là người Hàn Quốc, đã sang Viêt Nam được gần một năm. Lúc đầu chúng em giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Vừa rồi, em bắt đầu học tiếng Hàn, tuy không nhiều nhưng đủ để hiểu nhau. Hai bên gia đình đều không phản đối. Tuy nhiên khi nộp đơn đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp thì lại gặp vướng mắc như sau: khi phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn yêu cầu em nói bằng tiếng Hàn để người phiên dịch xem khả năng như thế nào, mặc dù em đã trình bày là chỉ nói được những từ cơ bản để giao tiếp thông thường. Cuối cùng, họ đề nghị em viết đơn xin rút hồ sơ và yêu cầu em trả tiền phiên dịch mà không có biên lai thu tiền. Em muốn hỏi, pháp luật có quy định nào về việc công dân Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài phải giao tiếp thành thạo tiếng nước đó không không?
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì mục đích của việc phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước.
Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước. Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn từ chối đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau đây (Điều 26 Nghị định 126/2014/NĐ-CP):
– Một hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;
– Bên công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân;
– Bên nam, bên nữ không cung cấp đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
Ngoài ra, việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Từ những quy định nêu trên có thể thấy rằng, pháp luật không có quy định về việc công dân Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài phải giao tiếp thành thạo tiếng nước đó. Ngôn ngữ chỉ là một trong các nội dung trong quá trình phỏng vấn. Đặc biệt, cán bộ phỏng vấn không có thẩm quyền yêu cầu các bên nam nữ rút hồ sơ đăng ký kết hôn.
Các văn bản liên quan:
Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Wiki Luật kính đáp!
Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.
Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.
Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.