Câu hỏi:
Chúng tôi là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về nhà hàng. Chúng tôi có bí quyết và có một mặt hàng khá uy tín (xin được không nói ra). Hiện nay, công ty chúng tôi đang muốn mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. Có người khuyên chúng tôi nên “nhượng quyền thương mại” như cà phê Trung Nguyên hay Phở 24. Xin hỏi : Nhượng quyền thương mại là gì ? Văn bản pháp luật nào hướng dẫn về việc này? Muốn nhượng quyền cần phải có điều kiện gì không và Hợp đồng nhượng quyền thương mại có nội dung ra sao? (Phan Văn H., Công ty TMDV HK, TP.HCM).
Trả lời:
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động kinh doanh đã có từ lâu ở nước ngoài. Tuy nhiên ở Việt Nam thì vẫn còn khá mới mẻ. Trường hợp như công ty bạn có thể tiến hành việc nhượng quyền thương mại. Theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện do Bên nhượng quyền qui định. Và tất nhiên, công ty bạn sẽ “bán” quyền thương mại của mình cho đối tác với một giá cả nào đó mà hai bên có thể chấp nhận được. Thông thường, trong nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp ( nhượng và nhận nhượng quyền) thường thỏa thuận về các nội dung sau :
• Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
• Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Luật áp dụng và điều chỉnh trong lĩnh vực này tại Việt Nam (cho tới nay) là Luật Thương mại 2006, Nghị định 35-2006-ND-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại và Thông tư số 9-2006-TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Để được phép cấp quyền thương mại (để nhượng quyền), thương nhân phải có đủ các điều kiện sau:
– Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
-Hệ thống mà thương nhân dự định nhượng quyền phải hoạt động ít nhất là một năm.
Nội dung cơ bản của Hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm :
– Nội dung của quyền thương mại.
– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
– Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
– Vấn đề sở hữu trí tuệ: Phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền tuân theo các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
– Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
– Các thỏa thuận khác.
Trên đây chỉ là một số vấn đề cơ bản nhất trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Để nắm rõ hơn, bạn nên tìm và nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật mà tôi đã nêu ở phần trên.
Wiki Luật kính đáp!
Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.
Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.
Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN