Hợp đồng và hóa đơn không cùng đơn vị cung cấp thì có được không

Câu hỏi của khách hàng: Hợp đồng và hóa đơn không cùng đơn vị cung cấp thì có được không

Mọi người cho mình hỏi chút. Công ty mình vừa thành lập, chưa có hóa đơn. Nhưng khách của mình là giáo viên nên phải có hóa đơn đỏ và hợp đồng để thanh toán với kho bạc. Vậy hóa đơn mình lấy bên công ty khác có được không. Hợp đồng là tên công ty mình nhưng hóa đơn là bên công ty khác. Vậy có thanh toán được với kho bạc không nhỉ. Thank mọi người.


Luật sư Tư vấn Pháp luật về hóa đơn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 27/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Sử dụng hóa đơn của tổ chức khác là hành vi vi phạm pháp luật

Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/2014/NĐ-CP và Nghị định 109/2013/NĐ-CP)

3./ Luật sư trả lời Hợp đồng và hóa đơn không cùng đơn vị cung cấp thì có được không

Theo quy định của pháp luật thì hóa đơn được hiểu là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Tức là, đây là một căn cứ về việc một chủ thể có mua bán, sử dụng một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Đồng thời cũng là một căn cứ để chủ thể hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách nhà nước.

Căn cứ Khoản 8 Điều 3 Nghị định 51/2010/NĐ-CP thì “việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn do cơ quan thuế phát hành) để lập khi bán hàng hóa, dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách” bị coi là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Nếu bạn có hành vi sử dụng hóa đơn của một chủ thể khác để thay thế thì bạn bị coi là có hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định 51/2010/NĐ-CP. Theo đó, người có hành vi sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tuy nhiên, bạn có thể lập biên bản ghi nhận sự việc này (có chữ ký củ người đại diện theo pháp luật của công ty, đóng dấu và có chữ ký của bên khách hàng kia) để chứng minh khoản tiền chi trả khi sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Như vậy, trong trường hợp trên, bạn không được sử dụng hóa đơn của một công ty khác để cung cấp cho khách hàng, bởi, hành vi đó sẽ bị coi là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191