Hướng dẫn nghiệp vụ công tác tư pháp
Thời gian qua, Bộ Tư pháp đã nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố và cơ quan tư pháp địa phương đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ về công tác tư pháp. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật xin lựa chọn một số hướng dẫn cụ thể để giới thiệu cùng bạn đọc
1. Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết một số vướng mắc trong việc chuyển giao công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch(theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch)
Để giải quyết những vướng mắc trong việc chuyển giao chứng thực – công chứng hợp đồng, giao dịch theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, ngày 29/6/2015, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 2271/BTP-BTTP về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tại Công văn nói trên, Bộ Tư pháp đã đề nghị, trước mắt Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành tổ chức có liên quan: Thực hiện quy định về thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013, đảm bảo người dân có quyền lựa chọn công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Đối với các địa bàn đã thực hiện việc chuyển giao chứng thực hợp đồng, văn bản từ Ủy ban nhân dân cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã có quyết định chuyển giao xem xét những nơi mà việc chuyển giao đã ổn định, tổ chức hành nghề công chứng hoạt động tốt, đáp ứng được nhu cầu thì xem xét, quyết định giữ nguyên việc chuyển giao để tránh gây xáo trộn, khó khăn cho người dân. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn thực hiện vấn đề nêu trên một cách có hiệu quả theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Về thời gian giải quyết đối với thủ tục ghi vào sổ việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài
Theo Điều 45 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) thì:
(i) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp gửi văn bản xin ý kiến Bộ Tư pháp về điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, kèm theo 01 bộ hồ sơ.
(ii) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp xem xét, thẩm tra hồ sơ và điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn.
Nếu xét thấy bản án, quyết định ly hôn, bản thỏa thuận ly hôn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 41 của Nghị định này và việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn là đúng thẩm quyền thì Bộ Tư pháp gửi văn bản đồng ý cho Sở Tư pháp thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn theo quy định của Nghị định này.
Nếu yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn không đủ điều kiện hoặc không đúng thẩm quyền thì Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp, có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.
(iii) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Bộ Tư pháp thì Sở Tư pháp ghi vào sổ hộ tịch và cấp cho người yêu cầu giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo mẫu quy định. Trường hợp không đủ điều kiện hoặc không đúng thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn thì phải trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu, không trả lại lệ phí.
Như vậy, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã quy định rõ thời hạn đối với từng cơ quan khi giải quyết thủ tục, nhưng không quy định tổng thời gian giải quyết đối với một số hồ sơ ghi chú ly hôn là bao nhiêu ngày (thời gian nêu trên tại mỗi cơ quan không bao gồm thời gian gửi hồ sơ từ Sở Tư pháp đến Bộ Tư pháp và ngược lại). Do đó, đề nghị các Sở Tư pháp khi công bố thời hạn giải quyết thủ tục ghi chú ly hôn hoặc khi ghi phiếu hẹn giải quyết hồ sơ cho người dân, cần căn cứ vào thời gian gửi và nhận hồ sơ theo đường bưu điện (từ Sở Tư pháp đến Bộ Tư pháp và ngược lại) để giải quyết thủ tục và thông báo công khai cho người dân.
Để tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, hiện nay, Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, trong đó cố gắng rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định của Luật; đối với thủ tục ghi vào sổ việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài dự thảo nghị định quy định theo hướng: Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quyết định việc ghi chú mà không phải gửi hồ sơ xin ý kiến cấp trên.
Tham khảo thêm:
- Khung pháp lý về mua lại và sáp nhập Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
- Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp tại Việt Nam
- Một số điểm mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại Tuyên Quang
- Công tác tư pháp Lạng Sơn sau một năm nhìn lại
- Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm khi chuyển đổi phòng công chứng số 2 tại Lâm Đồng
- Một số vướng mắc trong việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Đồng Nai và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi
- Kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Pháp chế Công an TP. Cần Thơ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân địa phương
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.