Mẹ kế có được quyền hưởng di sản của bố để lại

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mẹ kế có được quyền hưởng di sản của bố để lại?

Mẹ em chết từ khi em mới 5 tuổi, từ đó em ở với bố, sau này bố có tái hôn với 1 người phụ nữ nhưng không có con nên em vẫn sống chung cùng bố và mẹ kế, năm 2013 em lên thành phố Hà Nội làm việc và ở lại đây luôn, tới đầu năm 2017 thì kết hôn, cuối năm nay em nghe tin bố em bệnh nặng sắp qua đời, nên vội vã về quê để chăm bố, trước khi mất bố em không kịp để lại di chúc, tài sản của bố chỉ có 1 căn nhà đang sinh sống, căn nhà này do bố và mẹ đẻ của em ngày trước cùng gây dựng lên, sau thì mẹ kế chỉ về đây và sinh sống thôi, em muốn hỏi như vậy thì mẹ kế em có quyền gì với căn nhà đó không và theo quy định pháp luật sau thời gian bao lâu thì phải chia di sản thừa kế?


3.Mẹ kế có được quyền hưởng di sản của bố để lại
Mẹ kế có được quyền hưởng di sản của bố để lại

Luật sư Tư vấn Mẹ kế có được quyền hưởng di sản của bố để lại? – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 19  tháng 11 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về Người thừa kế theo pháp luật quy định như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

 Và Khoản 1Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, bao gồm, Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niêm không có khả năng lao động.

Như vậy, theo Điểm a, Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015, khi chia di sản thừa kế theo pháp luật thì vợ là một trong những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất,  khi chia tài sản thừa kế những người trong hàng thừa kế thứ nhất được ưu tiên chia tài sản và được chia với mỗi suất chia bằng nhau. Vì vậy, khi bố để lại di sản thì mẹ kế đương nhiên có quyền hưởng di sản của bố để lại.

Thêm vào đó, Điểm a, Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 về  Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì vợ là người được ưu tiên hưởng di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu người chồng không để lại di chúc cho vợ hưởng di sản hoặc cho hưởng di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Do đó, với trường hợp dù người vợ là Mẹ kế thì vẫn có được quyền hưởng di sản của bố để lại.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191