Đối với bản án phúc thẩm, khi đương sự làm đơn yêu cầu thi hành án mà không nộp kèm bản án sơ thẩm thì có thụ lý được hay không? Văn bản nào hướng dẫn?
Gửi bởi: đậu thị mai
Trả lời có tính chất tham khảo
Khoản 2 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân. Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.
Bản án phúc thẩm liên quan mật thiết với bản án sơ thẩm và thường có phần tuyên y án hoặc sửaán sơ thẩm nên có phần của bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Nếu người yêu cầu thi hành án chỉ nộp bản án phúc thẩm mà không nộp bản án sơ thẩm thì về nguyên tắc chưa đảm bảo đầy đủ các tài liệu kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, nên cơ quan thi hành án có thể chưa ra quyết định thi hành án nên chưa thụ lý việc thi hành án.
Vì thế, khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án cần yêu cầu người yêu cầu thi hành án nộp bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để đảm bảo chặt chẽ thủ tục thi hành án.
Các văn bản liên quan:
Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự
Trả lời bởi: Lê Anh Tuấn – Tổng cục THADS
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.