Câu hỏi của khách hàng: Khả năng giành được quyền nuôi con tại Tòa án của mẹ
Mọi người cho em hỏi: em muốn ly hôn và em có 2 con 34 tháng và 6 tháng.Em có quyền nuôi cả 2 con không ạ? E làm Giáo viên mầm non chưa có công chức và hiện tại em đang nghỉ đẻ và tháng tới em bắt đầu đi làm lại. Chồng em thì làm tự do kinh tế không ổn định lại thêm tật cờ bạc không quan tâm vợ con. Vợ chồng em hay cãi nhau và mỗi lần cãi nhau chồng em lại đánh em có lần gây thương tích nhẹ. Con em thì bên mẹ nên không theo bố. Vậy khả năng giành quyền nuôi cả 2 con của e có cao không ạ?
Luật sư Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 12/10/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Khả năng giành được quyền nuôi con tại Tòa án của mẹ
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
3./ Luật sư trả lời Khả năng giành được quyền nuôi con tại Tòa án của mẹ
Về giải quyết quyền nuôi con sau ly hôn, pháp luật có quy định như sau:
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, theo quy định pháp luật, khi ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Trường hợp tại thời điểm giải quyết ly hôn, con đã trên 36 tháng tuổi, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định về người trực tiếp nuôi con.
Như vậy, tại thời điểm này, với hai con đang ở độ tuổi 34 tháng tuổi và 6 tháng tuổi thì chị sẽ được giao con cho để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.