Khái quát chung vai trò của luật sư trong vụ án hành chính
Trong quá trinh quản lý hành chính, các chủ thể quản lý nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước) thực hiện chức năng quản lý thông qua việc ban hành các quyết định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính. Trong số các quyết định hay hành vi đó có thể có những quyết định hay hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Do vậy, việc cá nhân, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đó, đồng thời giúp các cơ quan nhà nước có cơ hội xem xét lại các quyết định, hành vi đó để khắc phục những sai lầm và vi phạm, đảm bảo tính hợp pháp và có hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Quá trình giải quyết một vụ án hành chính đảm bảo được tính công lý và đúng pháp luật phải thông qua nhiều giai đoạn tố tụng kế tiếp nhau, từ khi thụ lý vụ án cho đến khi đưa vụ án ra xét xử và kết thúc bằng một bản án có hiệu lực.
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án.
- Giai đoan chuẩn bi xét xừ.
- Giai đoạn xét xử sơ thẩm.
- Giai đoạn xét xử phúc thẩm.
- Giai đoạn tố tụng đặc biệt: xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Thi hành bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
Theo các phạm vi khác nhau, khởi kiện vụ án hành chính được hiểu là một chế định pháp luật, một giai đoạn tố tụng hoặc quyền tố tụng, hành vi tố tụng.
Theo nghĩa hẹp, khởi kiện vụ án hành chính là sự kiện pháp lý, là hành vi tố tụng đầu tiên và thuộc quyền định đoạt của người khởi kiện (gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức) làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hành chính giữa Toà án với các thành phần tham gia tố tụng và tiến hành tố tụng khác. Không có khởi kiện vụ án hành chính thì không thể phát sinh vụ án hành chính tại Toà án. về vấn đề này, Luật Tố tụng hành chính quy định như sau: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này” (Điều 7. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện).
Khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức bị các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật trao cho họ quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết. Đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình thông qua việc nộp đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho yêu cầu khởi kiện. Đồng thời với việc được thực hiện quyền khởi kiện, cá nhân, cơ quan, tổ chức còn có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Việc tham gia của Luật sư trong giai đoạn này có vị trí rất quan trọng trong việc giúp khách hàng hiểu được bản chất pháp lý vấn đề vụ việc của mình, giúp khách hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh thông qua việc thu thập chứng cứ và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện làm cơ sở cho Tòa án thụ lý giải quyết vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.