Khi chia di sản, toà án sẽ định giá hay các thành viên tự thống nhất

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Khi chia di sản, toà án sẽ định giá hay các thành viên tự thống nhất?

Vâng thưa luật sư, nhà tôi nằm ở quận Hoàn Kiếm Hà nội, bố mẹ tôi trước khi mất không để lại di chúc nên giữa anh em chúng tôi có vài mâu thuẫn không thể điều hòa được dẫn đến phải đưa vụ việc ra tòa nhờ pháp luật phân xử, vậy giờ về giá trị căn nhà chúng tôi có thể tự thỏa thuận không hay phải đưa ra định giá, do chắc chắn mức định giá sẽ không cao bằng mức thị trường được.


Khi chia di sản, toà án sẽ định giá hay các thành viên tự thống nhất?
Khi chia di sản, toà án sẽ định giá hay các thành viên tự thống nhất?

Luật sư Tư vấn Khi chia di sản, toà án sẽ định giá hay các thành viên tự thống nhất – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 21 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

Luật Giá 2012

3./Luật sư trả lời

Bộ luật Dân sự 2015 khi quy định về chế định thừa kế đã không có bất cứ quy định nào về định giá di sản do vậy, trong trường hợp những người thừa kế có tranh chấp thì việc định giá di sản sẽ tuân theo quy định về định giá của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Giá 2012. Điều 104 Bộ luật Tố tụng quy định về định giá tài sản và thẩm định giá tài sản như sau:

Điều 104. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản

1.Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.

2.Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.

3.Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

4.Trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản:

a) Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.

Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;

b) Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòa án yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá;

c) Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.

5.Việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự.”

Theo đó, căn cứ theo quy định nêu trên, việc định giá tài sản có thể thực hiện theo các hình thức:

  • Các bên thông nhất thỏa thuận về giá tài sản (không được phép định giá thấp hơn do với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.)
  • Định giá thông qua tổ chức thẩm định giá do các bên thống nhất lựa chọn để tiến hành định giá tài sản (tổ chức định giá phải tuân thủ pháp luật Giá về định giá)
  • Định giá thông qua hội đồng thẩm định giá khi vụ việc thừa kế được đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết mà một trong các bên đương sự có yêu cầu hoặc các bên không thống nhất thỏa thuận được về giá tài sản; không thỏa thuận về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá hoặc lựa chọn tổ chức thẩm định giá nhưng có căn cứ cho rằng việc thẩm định giá là không chính xác.

Như vậy, Tòa án chỉ tiến hành thẩm định giá thông qua Hội đồng thẩm định giá trong một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
  • Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
  • Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

Do đó, khi chia di sản thừa kế, các bên có thể thống nhất với nhau về việc định giá tài sản chứ không bắt buộc phải thông qua Tòa án để định giá tài sản.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191