Khi ký kết hợp đồng mượn tài sản thì bên mượn và bên cho mượn có những quyền và nghĩa vụ gì?

Khi ký kết hợp đồng mượn tài sản thì bên mượn và bên cho mượn có những quyền và nghĩa vụ gì?

Khi ký kết hợp đồng mượn tài sản thì bên mượn và bên cho mượn có những quyền và nghĩa vụ gì?

Gửi bởi: Nguyên

Trả lời có tính chất tham khảo

Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn cho mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Điều 514, 515 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản như sau:

Về quyền:

– Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận;

– Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận;

– Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Về nghĩa vụ:

– Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

– Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;

– Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;

– Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.

Điều 516, 517 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản như sau:

Về quyền:

– Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;

– Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra.

Về nghĩa vụ:

– Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có;

– Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận;

– Bồi thường thiệt hại cho bên mượn, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Trả lời bởi: hoidapphapluat


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191