Khi thực hiện kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án, trường hợp nào Chấp hành viên phải thực hiện niêm phong tài sản trước khi giao cho người phải thi hành án bảo quản?
Gửi bởi: Kiều Duyên
Trả lời có tính chất tham khảo
Nội dung bạn hỏi thực hiện theo quy định tại Điều 93 và khoản 4 Điều 95 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Khi kê biên đồ vật đang bị khoá hoặc đóng gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khoá, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khoá, phá khoá hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khoá, phá khóa, mở gói.
Trường hợp cần thiết, sau khi mở khoá, phá khoá, mở gói, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 của Luật này. Pháp luật không quy định cụ thể“trường hợp cần thiết” là trường hợp nào, do đó Chấp hành viên phải cân nhắc và quyết định niên phong đồ vật đó hay không trước khi giao cho người bảo quản hoặc bảo quản tại kho cơ quan thi hành án dân sự.
Việc mở khoá, phá khoá, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng.
Các văn bản liên quan:
Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự
Trả lời bởi: Lê Anh Tuấn – Tổng cục Thi hành án dân sự
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN