Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Không đến làm chứng khi tòa gọi có bị phạt?
Tòa gọi và triệu tập tôi lên làm việc để làm chứng cho một vụ cố ý gây thương tích, nhưng tôi đã lên 2 lần rồi, tôi chỉ là người chứng kiến sự việc và còn có công việc nên không thể lúc nào cũng tuân theo lệnh gọi của tòa được, khoảng tháng 5 năm 2017 nhà tôi bán nước vỉa hè thì 2 thanh niên vào quán tôi uống nước, sau một hồi có xảy ra cãi vã xô xát rồi đánh nhau rất lớn, 1 người phải vào viện còn một người bị công an phường bắt ngay lúc đó, vậy tôi mà không đến thì có sao không, tôi đã trình bày hết tất cả rồi, chả còn thông tin gì để trình bày nữa mà họ cứ gọi mãi.
Luật sư Tư vấn Không đến làm chứng khi tòa gọi có bị phạt – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 29 tháng 11 năm 2017
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
- Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
3./Luật sư trả lời
Trước hết, căn cứ Điều 77 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Người làm chứng là Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
Theo Khoản 8 Điều 78, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Người làm chứng “Phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
Về xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ việc thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.