Câu hỏi của khách hàng: Làm thế nào để đòi lại đất của mình bị người khác chiếm giữ
Xin chào ạ! Tư vấn giúp mình với.
10 năm trước bà ngoại mình có chia cho mẹ mình 100m2 đất(có sổ đỏ,đất ở đô thị ), trong đó có một phần là nhà của bà. Mấy năm trước mẹ mất và mình thừa kế đất này. Dì mình không cho mình lấy đất cất nhà (phần nhà bán kiên cố của bà vẫn còn trên đất do mình đứng tên), thoả thuận bán lại cho dì thì không mua, mà mua luôn phần còn lại thì dì không bán. Và cầm dao dọa đâm chết mình nếu dám đòi lại.
Nhờ tư vấn mình phải làm sao?! Pháp luật quy định thế nào ạ?!
Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 08/03/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Quyền đối với nhà trên đất
Bộ luật dân sự năm 2015
3./ Luật sư trả lời Làm thế nào để đòi lại đất của mình bị người khác chiếm giữ
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã thừa kế quyền sử dụng đất (có nhà ở thuộc quyền sở hữu của người bà) đang do dì của bạn sử dụng từ mẹ của bạn- chủ sở hữu hợp pháp của quyền sử dụng đất trên. Và đến thời điểm hiện nay, khi bạn có nhu cầu sử dụng số tài sản trên, dì của bạn lại có hành vi ngăn cấm bạn, bạn có thể thực hiện những hành vi sau:
Đầu tiên, bạn cần xác định phạm vi quyền của bạn trong trường hợp này. Theo đó, bạn cần xem xét bạn có phải chủ sở hữu duy nhất của phần đất mà bạn đang có ý định xây cất nhà không, xác định phần quyền của bạn đối với căn nhà, đồng thời cũng xem xét xem việc xây cất nhà của bạn có ảnh hưởng tới việc sử dụng căn nhà hiện tại của dì của bạn hay không (tức là việc bạn xây cất nhà có khiến căn nhà trên bị hỏng, thay đổi cấu trúc,… dẫn tới ảnh hưởng tới việc sử dụng của dì của bạn hay không). Bởi, nếu, việc xây dựng của bạn không ảnh hưởng tới việc sử dụng căn nhà của người dì thì bạn hoàn toàn có quyền xây dựng một căn nhà trên phần đất thuộc quyền sử dụng của bạn theo quy định của pháp luật.
Nếu việc xây dựng của bạn gây ảnh hưởng tới việc sử dụng căn nhà trên của người dì, bạn cần xác định căn nhà trên thuộc sở hữu của ai, là của riêng dì của bạn hay là của mẹ bạn và dì bạn (sau khi bà của bạn mất). Nếu thuộc quyền sử dụng riêng của dì của bạn, bạn cần xác định thời hạn sử dụng căn nhà này của người dì theo thỏa thuận trước đây, nếu có để đảm bảo yêu cầu của bạn không vi phạm thỏa thuận này.
Nếu căn nhà thuộc quyền sở hữu riêng của mẹ bạn, bạn có thể coi dì của bạn là một người thuê nhà, và, việc bạn xây dựng nhà mới cần đảm bảo không ảnh hưởng tới quyền của chủ thể thuê nhà- người dì của bạn. Hơn nữa, theo quy định tại Điều 257 Bộ luật dân sự:
“Điều 257. Quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.”
Thì người dì của bạn rất có thể sẽ là chủ thể có quyền hưởng dụng nhà ở của bà của bạn. Và nếu vậy, bạn có nghĩa vụ phải đảm bảo hành vi của bạn không làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập.
Nếu căn nhà thuộc sở hữu chung của cả mẹ của bạn và dì của bạn (tức là hiện tại sẽ thuộc sở hữu của bạn cùng người dì) thì việc xây dựng làm thay đổi kết cấu, khả năng sử dụng,… căn nhà thì bạn cần phải đạt được thỏa thuận với người dì của bạn.
Trong trường hợp bạn không thỏa thuận được với người dì trong tất cả các trường hợp, bạn có thể đề nghị chủ thể có thẩm quyền đứng ra tiến hành hòa giải, nếu không hòa giải được, bạn có thể đưa Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần xác định quyền sở hữu của bạn đối với những tài sản phát sinh tranh chấp, sau đó, tiến hành thỏa thuận với người dì. Nếu không thỏa thuận được, bạn cần yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn tiến hành hòa giải. Nếu không hòa giải được tranh chấp, bạn có thể làm đơn yêu cầu chủ thể có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.