Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mang kiếm để tự vệ trong xe có phạm pháp
Tôi hành nghề taxi đã nhiều năm và chứng kiến không ít vụ việc xảy ra thương tâm, nên để chấn an bản thân và cũng là tự vệ khi cần, tôi muốn mang 1 thanh kiếm trong xe thì có vi phạm pháp luật không?
Luật sư Tư vấn Mang kiếm để tự vệ trong xe có phạm pháp – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!
Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 24 tháng 10 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
– Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 về việc Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
– Nghị định 25/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
3./ Luật sư trả lời
Thứ nhất, ta xác định kiếm là một trong những vũ khí thuộc nhóm vũ khí thô sơ, được quy định tại Khoản 4, Điều 3, Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 “4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.”
Các vũ khí thô sơ được quy định nghiêm ngặt về việc quản lý và sử dụng. Trong đó, Nghị định 25/2012/NĐ-CP có quy định về chủ thể:
“Điều 13. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ
1. Các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ.
2. Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu, An ninh hàng không.
3. Đội kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường; ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; cơ quan thi hành án dân sự.
4. Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn.
5. Thanh tra chuyên ngành thủy sản, lực lượng kiểm ngư.
6. Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
7. Câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao.
8. Trung tâm giáo dục quốc phòng – an ninh.
9. Các bảo tàng, hãng phim, đơn vị biểu diễn nghệ thuật.”
Về mục đích sự dụng khi cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ:
“Điều 14. Sở hữu vũ khí thô sơ của cá nhân
Cá nhân chỉ được sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo hoặc được gia truyền theo phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc.”
Theo đó, pháp luật không cho phép người dân được tự ý tàng trữ vũ khí nói chung hay vũ khí thô sơ nói riêng nếu không có nghĩa vụ, thẩm quyền.
Căn cứ vào những điều trên, ta khẳng định hành vi mang kiếm trên xe là hành vi vi phạm pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.