Đơn xin giãn nợ ngân hàng, đơn xin ân hạn khoản vay, đơn xin gia hạn nợ gốc nợ lãi, Đơn xin giãn nợ tín dụng. Trong bối cảnh hiện nay, với sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 khắp nơi, việc kinh doanh bị đình trệ, người lao động không có việc làm, các cơ sở sản xuất dịch vụ không thiết yếu phải tạm ngừng hoạt động. Những sự kiện đó đã làm đời sống kinh tế nhân dân đã khó nay càng khó hơn, việc thanh khoản hay trả các khoản vay đúng hạn là điều không thể.
Tuy nhiên, các ngân hàng lại tỏ ra khá thờ ơ với thực tiễn này, gần như không có ngân hàng nào chủ động trong việc thông báo giảm lãi, giãn thời gian trả nợ do việc áp dụng các chỉ thị giãn cách của chính phủ.
Vì vậy, khi có nhu cầu, không còn cách nào khác, các khách hàng tín dụng sẽ phải gửi đơn xin, đơn đề nghị được giảm lãi, gia hạn thời gian trả nợ tới Ngân hàng đã vay trước đó.
Bài viết cùng chủ đề:
- Đơn xin miễn giảm lãi suất ngân hàng do dịch bệnh
- Đơn xin in sao kê ngân hàng
- Mẫu đơn xin khất nợ ngân hàng
- Bảo vệ ngân hàng có được dùng súng không
1. Đơn xin giãn nợ ngân hàng là gì?
Đơn xin giãn nợ ngân hàng là văn bản qua đó người viết đơn trình bày các lý do bản thân bị tác động và mong muốn được Ngân hàng thực hiện các biện pháp gia hạn trả nợ nhằm trợ giúp một phần, giảm tải gánh nặng kinh tế cho bản thân người làm đơn.
2. Có thể xin gia hạn nợ ngân hàng bao lâu?
Việc có thể xin gia hạn trả nợ ngân hàng bao lâu còn tùy thuộc vào chính sách của mỗi ngân hàng và các tình hình thực tế. Tuy nhiên hiện nay, thời hạn gia hạn thanh toán nợ gốc nợ lãi được áp dụng thông thường là từ 20-30 ngày kể từ thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Các lý do hợp lý để xin giãn nợ ngân hàng thành công
Để việc xin giãn nợ ngân hàng đạt hiệu quả như mong đợi, tất nhiên bạn cần đưa ra những lý do hợp lý, khách quan, thuyết phục, bên cạnh những trình bày khó khăn của bản thân và gia đình, dưới đây là một số lý do bạn có thể tham khảo.
- Ảnh hưởng khách quan từ các văn bản của nhà nước ban hành;
- Ảnh hưởng khách quan từ các sự kiện bất khả kháng như dịch bệnh, thiên tai, tai nạn;
- Ảnh hưởng từ những nguyên nhân chủ quan như mất việc làm, hoàn cảnh gia đình khó khăn,…;
4. Đơn xin giãn nợ ngân hàng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
……, ngày…. tháng…. năm….
ĐƠN XIN GIÃN NỢ
(V/v: xin giãn nợ ngân hàng)
Kính gửi: – Giám đốc chi nhánh ngân hàng…………….- Chi nhánh…………
- Căn cứ Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid – 19;
- Căn cứ Hợp đồng cho vay tín dụng số……ngày… tháng… năm…
Tôi tên là:………………… Sinh ngày:………………
Chứng minh nhân dân:…………… Nơi cấp:……………. Ngày cấp:…………..
Địa chỉ thường trú:………………………
Nơi ở hiện nay:…………………………
Số điện thoại:…………………….
Tôi làm đơn này xin trình bày với quý ngân hàng một việc như sau:
Vào ngày… tháng… năm…, tôi có ký kết một hợp đồng cho vay với ngân hàng………. tại chi nhánh…….. Trong hợp đồng, tôi vay ngân hàng số tiền……… với lãi suất cho vay là…………, chính sách trả trong vòng……. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trả nợ từ ngày…… tháng…… năm..… đến ngày..… tháng..… năm….., dịch Covid – 19 đã bùng phát và lan rộng cùng với đó là giai đoạn cách ly xã hội, phòng chống Covid. Dịch bệnh này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của gia đình tôi và thu nhập bị sụt giảm dẫn tới việc gia đình tôi gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn.
Căn cứ khoản 1 và 3 Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ:
“Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
1. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi (bao gồm cả số dư nợ của các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
…….
c) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ quy định tại khoản 1, 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phù hợp mức độ ảnh hưởng của dịch Covid – 19
….”
Do dịch bệnh, đột nhiên mất khả năng trả nợ đúng hạn khi nguồn thu nhập giảm nên tôi làm đơn này kính xin quý ngân hàng:
– Xem xét và đánh giá lại khả năng trả nợ của gia đình tôi
– Hỗ trợ giãn nợ từ ngày… tháng… năm… tới ngày… tháng… năm… và áp dụng thời gian đáo hạn…..
Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên đều là đúng sự thật và tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu kèm theo Người làm đơn
– Hợp đồng cho vay tín dụng số….. (ký và ghi rõ họ tên)
– Báo cáo tài chính (kết quả kinh doanh)……
5. Làm gì khi không được chấp nhận cho gia hạn khoản nợ
Hợp đồng tín dụng có bản chất là thỏa thuận dân sự, vì thế khi đưa ra yêu cầu giãn nợ là yêu cầu từ một phía nếu bên còn lại từ chối thì cũng không có căn cứ để ép buộc họ phải thỏa thuận với mình.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay khi nhà nước có nhiều chính sách và khuyến nghị các ngân hàng giảm lãi suất, gia hạn thời hạn trả nợ thì nếu không được chấp thuận, các bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới Ngân hàng nhà nước để được trợ giúp điều chỉnh hay chí ít là gây sức ép cho các đơn vị tín dụng trong hệ thống.
Bài viết cùng chủ đề:
- Mẫu đơn xin giảm lãi phạt ngân hàng
- Đơn xin gia hạn trả nợ ngân hàng
- Đơn xin trả chậm tiền vay ngân hàng
- Đơn yêu cầu ngân hàng trả lời
- Đơn xin giảm lãi suất ngân hàng Fe credit
- Đơn khởi kiện ngân hàng
- Đơn xin giảm lãi phạt ngân hàng
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.