Mượn giấy khai sinh đi học giải quyết thế nào?

Mượn giấy khai sinh đi học giải quyết thế nào?

Năm 1989 cha tôi lấy giấy khai sinh của anh tôi là Phan Công Hậu sinh ngày 12/02/1982 cho tôi là Phan Công Hận sinh ngày 17/04/1984 đi học dẫn đến các văn bằng, chứng chỉ của tôi đều mang tên Phan Công Hậu. Vừa qua tôi có làm đơn xin được cải chính tên, ngày, tháng, năm sinh, qua xem xét lại trường hợp của tôi và xác minh của Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre; Công an tỉnh Bến Tre thì tôi có mượn giấy khai sinh của anh tôi là Phan Công Hậu sinh ngày 12/02/1982 đi học. Do vậy Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 04 tháng 2 năm 2012 của Ủy ban nhân dân huyện công nhận Phan Công Hận sinh ngày 17/04/1984 có mượn giấy khai sinh của Phan Công Hậu sinh ngày 12/02/1982 đi học và đạt được các kết quả học tập các bằng cấp đều mang tên Phan Công Hậu sinh ngày 12/02/1982. Vậy xin hỏi để tôi được sử dụng tất cả các văn bằng, chứng chỉ trên thì thủ tục ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết cho tôi?

Gửi bởi: phan van minh

Trả lời có tính chất tham khảo

Khai sinh được xem là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân ngay từ khi sinh ra. Các giấy tờ tùy thân khác như hộ khẩu, chứng minh nhân dân, học bạ, văn bằng, chứng chỉ… đều phải tuân thủ các nội dung trong giấy khai sinh. Tuy Giấy khai sinh quan trọng như vậy nhưng trên thực tế không phải ai cũng hiểu biết pháp luật và tuân thủ theo quy định của pháp luật, dẫn đến nhiều trường hợp mượn khai sinh của người khác sử dụng, gây ra nhiều rắc rối mà chính các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa biết phải giải quyết ra sao.

Hiện nay, pháp luật về hộ tịch không quy định rõ trường hợp mượn giấy khai sinh phải xử lý như thế nào. Như vậy, dù việc mượn giấy khai sinh không phải lỗi của những người con nhưng hệ quả chính những người con phải gánh chịu. Mặt khác, chỉ có cơ quan giáo dục là cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa các văn bằng, hồ sơ, chứng chỉ học. Thế nhưng điều đáng nói là Giấy khai sinh đi mượn kia lại được cấp đúng thẩm quyền và trình tự đã được pháp luật quy định, không có sai sót nên không thể làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch đươc. Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể để chế tài đối với hành vi mượn giấy khai sinh của người khác hoặc cho người khác mượn giấy khai sinh để sử dụng. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp chỉ xử phạt đối với các hành vi như đăng ký khai sinh không đúng hạn, sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung các giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh hay sử dụng các giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Do vậy, giải quyết đối với trường hợp của bạn và các trường hợp tương tự chỉ có thể chờ đợi vào sự vận dụng linh hoạt pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền.

Trả lời bởi: Chuyên viên pháp lý – Vụ Hành chính tư pháp


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191