Nghiệp vụ xác minh, thu thập chứng cứ thanh tra bằng phương pháp chất vấn đối tượng thanh tra

Nghiệp vụ xác minh, thu thập chứng cứ thanh tra bằng phương pháp chất vấn đối tượng thanh tra

11/03/2008

Qua theo dõi công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên toàn quốc, chúng tôi thấy các Thanh tra viên và cán bộ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều khó khăn, lúng túng trong việc xác minh, thu thập chứng cứ thanh tra. Để góp phần khắc phục vấn đề trên, chúng tôi xin giới thiệu chuyên đề này để phần nào tháo gỡ khó khăn cho các cán bộ làm công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Nhận thức chung về đối tượng thanh tra và chất vấn đối tượng thanh tra

a. Khái niệm đối tượng thanh tra ( sau đây viết tắt là ĐTTT) và chất vấn đối tượng thanh tra

*Khái niệm đối tượng thanh tra

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, do đó đối tượng của quản lý chính là đối tượng của thanh tra. Tuy nhiên cần phân biệt: chủ thể quản lý tác động đến đối tượng thường xuyên, liên tục bằng các quyết định quản lý, còn kiểm tra, thanh tra với tư cách là chức năng của quản lý, tác động vào đối tượng bằng việc xem xét đánh giá, kết luận việc chấp hành quyết định quản lý. Phạm vi quản lý mở rộng đến đâu thì phạm vi tác động của kiểm tra thanh tra mở rộng đến đó, không một tổ chức, cá nhân nào trong hệ thống quản lý nằm ngoài sự tác động của kiểm tra thanh tra. Về phạm vi  thanh tra, Điều 2 của Luật  Thanh tra quy định:

"Cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp’’. Như vậy, xét trong phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực thì  ĐTTT Tư pháp là các tổ chức, cá nhân, đơn vị có hoạt động trong lĩnh vực thuộc quyền quản lý của Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp.

Nếu xét trong phạm vi từng cuộc thanh tra thì ĐTTT là những cá nhân, đơn vị có trong quyết địnhthanh tra. Ví dụ như trong quyết định thanh tra Thi hành án Hà Nội thì các công chức thuộc Thi hành án Hà Nội là ĐTTT của riêng cuộc thanh tra này.

*Khái niệm chất vấn ĐTTT

Chất vấn ĐTTT là một hoạt động chủ yếu trong thanh tra, do Thanh tra viên tiến hành tác động trực tiếp vào tâm lý ĐTTT, mục đích thu được lời khai đúng, đầy đủ về sự thật của nội dung thanh tra và những tin tức cần thiết khác.

Chất vấn ĐTTT là một hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan thanh tra.

Sự hình thành lời khai của ĐTTT là một quá trình phức tạp, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động vào quá trình trí giác, lĩnh hội, ghi nhớ, biểu tượng, tái hiện và thuật lại… đồng thời ĐTTT dùng thủ đoạn, mánh khoé để che giấu sự thật, hòng trốn tránh trách nhiệm. Bởi vậy, để lấy được lời khai đúng, đầy đủ của ĐTTT đòi hỏi Thanh tra viên một mặt tuân thủ các quy định của pháp luật, phải đầy đủ phẩm chất cá nhân của một Thanh tra viên. Mặt khác phải có sự mềm dẻo, khôn khéo, linh hoạt trong ứng xử chất vấn ĐTTT. Hiểu chất vấn chỉ là "hỏi" và "đáp" thực chất chỉ nhìn hình thức bề ngoài và dễ dẫn đến tầm thường hoá hoạt động thanh tra này.

Chất vấn ĐTTT là hoạt động nghiệp vụ được thể hiện ở những điểm sau đây:

– Chất vấn ĐTTT bao gồm một hệ thống các phương pháp kỹ thuật đa dạng và phong phú hay có thể nói chất vấn là "nghệ thuật" chinh phục ĐTTT. Bởi vậy, tuân thủ pháp luật một cách cứng nhắc hay dừng lại ở một số kỹ thuật cơ bản sẽ hạn chế kết quả quá trình chất vấn. Thanh tra viên nắm vững và biết vận dụng hợp lý hệ thống phương pháp, kỹ thuật chất vấn vào từng ĐTTT cụ thể mới đạt hiệu quả cao trong chất vấn.

b. Đặc điểm của chất vấn ĐTTT

-  Chất vấn ĐTTT là hoạt động thanh tra phức tạp và đôi khi gay go, quyết liệt.

          Đặc điểm khá phổ biến trong hoạt động khai báo của ĐTTT là che giấu sự thật, dùng mọi mánh khoé, thủ đoạn đối phó lại cán bộ thanh tra, thậm chí mua chuộc… Bởi vậy chất vấn thường diễn ra một cách phức tạp, đôi khi gay go và quyết liệt, biểu hiện của nó là cuộc đấu trí giữa ĐTTT và cán bộ thanh tra. Những trường hợp ĐTTT có bản lĩnh nhiều mánh khoé và kinh nghiệm chống đối mà trong tay cán bộ thanh tra còn ít tài liệu, chứng cứ thì  chất vấn sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu tiến hành chất vấn ĐTTT tốt sẽ thu được nhiều thông tin chính xác,  có giá trị.  Điều đó đòi hỏi cán bộ thanh tra phải có bản lĩnh công tác, luôn cảnh giác, biết kiềm chế, có niềm tin, nắm vững pháp luật, tinh thông nghiệp vụ chuyên môn của mình thì mới có thể thu  được kết quả tốt.

          Trong thực tiễn thanh tra các vụ việc, chất vấn ĐTTT luôn luôn là một hoạt động thanh tra phổ biến nhất, có khả năng thu nhiều tin tức nhất về vụ việc đang thanh tra cũng như những tin tức khác mà cơ quan thanh tra cần thu thập.

           Chất vấn ĐTTT tuy phổ biến, quan trọng, song cần đánh giá đúng vị trí, ý nghĩa của nó. Đánh giá quá cao hay hạ thấp vai trò của chất vấn ĐTTT đều phạm sai lầm.

          Đánh giá quá cao vai trò của người chất vấn sẽ dẫn tới lạm dụng chất vấn, coi chất vấn là vạn năng, dùng chất vấn thay thế các hoạt động thanh tra khác, coi thường các loại tài liệu, chứng cứ khác. Hạ thấp vai trò của chất vấn ĐTTT sẽ dẫn đến không tận dụng tối đa khả năng nhanh chóng thu được tài liệu, chứng cứ của vụ việc.

c.Cơ sở pháp lý của việc chất vấn ĐTTT

          Căn cứ vào Điều 39, 40 của Luật Thanh tra thì người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra  có  nhiệm vụ, quyền hạn sau: "Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra;…"

"Điều 54. Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

1. Chấp hành quyết định thanh tra.

2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan Thanh tra, Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp."

2. Nhiệm vụ của chất vấn ĐTTT

a. Làm rõ tính chất vụ việc, nội dung cần thanh tra, vai trò của từng ĐTTT trong vụ việc

          Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra phải bám sát vào Kế hoạch thanh tra đã được người ra quyết định thanh tra phê duyệt kèm theo quyết định thanh tra.

b. Thu thập và củng cố những thông tin  có giá trị chứng cứ để xác định sự thật của vụ việc từ lời khai của ĐTTT

          Quá trình thanh tra là quá trình thu thập chứng cứ thanh tra. Bởi vậy cần có những tài liệu làm căn cứ cho việc ra quyết định và tiến hành các biện pháp thanh tra. Mặt khác, kết thúc cuộc thanh tra bao giờ cũng sẽ có một hình thức xử lý nhất định. Muốn xử lý đúng người, đúng lỗi, đúng tính chất, mức độ sai phạm của từng ĐTTT, Thanh tra viên phải thu được đầy đủ chứng cứ về các sai phạm của họ. Bởi vậy, trong quá trình chất vấn, Thanh tra viên phải luôn luôn hướng vào phát hiện, thu thập, củng cố, kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ tài liệu, chứng cứ đã có, phát hiện tài liệu, chứng cứ mới để xác định ĐTTT thực sự có sai phạm không. Nếu có thì:  sai phạm gì, tính chất, mức độ sai phạm ra sao, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, trách nhiệm ; động cơ, mục đích sai phạm, nhân thân ĐTTT, tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi sai phạm gây ra. Các tài liệu trên phải được củng cố chặt chẽ về nội dung và hình thức để có giá trị chứng minh  sai phạm.

c. Thu thập từ ĐTTT những tin tức về nguyên nhân và điều kiện sai phạm, phát hiện những sơ hở, thiết sót của cơ quan, đoàn thể trong  công tác quản lý cũng như trong việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.

          Tại Điều 3 của Luật Thanh tra đã quy định rõ mục đích thanh tra là:

          “Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.".

          Chất vấn ĐTTT có điều kiện thuận lợi trong việc thu thập rộng rãi các tin tức trên lĩnh vực này. Do vậy quá trình chất vấn cần hướng vào thu thập những tin tức về nguyên nhân và điều kiện sai phạm; về những sơ hở và thiết sót của ta trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.

          Cần đặc biệt quan tâm tới việc phát hiện những sơ hở thiếu sót của lực lượng thanh tra  trong công tác nghiệp vụ, thông báo kịp thời cho các lực lượng tiến hành các hoạt động này khắc phục những sơ hở, thiếu sót đó.

Tuy nhiệm vụ này không cấp bách, song đòi hỏi người cán bộ thanh tra phải nhận thức được khả năng của chất vấn ĐTTT, xác định được trách nhiệm của mình và kiên trì trong quá trình chất vấn.

Các nhiệm vụ chất vấn ĐTTT có vị trí khác nhau, song có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuỳ từng vụ việc và từng ĐTTT, từng giai đoạn thanh tra mà nhiệm vụ này hoặc nhiệm vụ kia nổi lên đòi hỏi Thanh tra viên phải tập trung giải  quyết. Do đó không coi nặng hay nhẹ nhiệm vụ nào và không tách rời các nhiệm vụ đó với nhau.

3. Quán triệt các nguyên tắc thanh tra trong chất vấn ĐTTT

          Dựa trên những nguyên tắc chung của công tác thanh tra, chất vấn ĐTTT phải tuân thủ những vấn đề sau đây: 

a. Tuân thủ đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chất vấn ĐTTT

          Trong công tác thanh tra, ĐTTT chủ yếu là người đang công tác và có chức vụ, quyền hạn nhất định. Vị trí của ĐTTT là một trong những yếu tố điều chỉnh quá trình chất vấn. Thực tiễn thanh tra cho thấy người thực hiện hành vi sai phạm có thể thuộc mọi tầng lớp xã hội khác nhau. Đặc điểm này làm cho quá trình chất vấn chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều mối quan hệ phức tạp. Trong đó phổ biến là sự điều chỉnh của mối quan hệ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, do đó, đòi hỏi chất vấn ĐTTT phải tuân thủ nghiêm ngặt đường lối, chính sách của Đảng và những quy định pháp luật có liên quan.

          Việc cảm hoá, giáo dục, sử dụng tài liệu, chứng cứ, sử dụng mẫu thuẫn và kỹ thuật trong chất vấn ĐTTT không được trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật và Nhà nước, đồng thời phải tôn trọng và đảm bảo mọi quyền hợp pháp của ĐTTT cũng như các thành viên khác tham gia vào quá trình chất vấn.

          Thái độ, tác phong của Thanh tra viên phải đúng đắn. nghiêm chỉnh, bao dung, luôn luôn thể hiện mình là người đang thực thi công vụ, nắm vững pháp luật, có phẩm chất cách mạng cao; phải tỉnh táo, cảnh giác trước mọi thủ đoạn mua chuộc khiêu khích của ĐTTT. Nghiêm cấm thái độ hống hách hoặc dễ dãi đối với ĐTTT. 

b. Nghiêm cấm bức hỏi, mớm, dụ hỏi và mọi hình thức xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của ĐTTT 

          Bức hỏi, mớm, dụ hỏi đối với ĐTTT là cách chất vấn phản khoa học và bị pháp luật nghiêm cấm. Thực tiễn cho thấy áp dụng cách chất vấn này dễ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trên nhiều phương diện và không lường được hết hậu quả nguy hiểm của nó.

          Bức hỏi là cách dùng cử chỉ, lời nói đe doạ, khủng bố uy hiếp tinh thần ĐTTT một cách thô bạo hoặc dùng lý lẽ nguỵ biện truy  vặn, dồn ép buộc ĐTTT phải khai theo ý muốn chủ  quan,  thiếu căn cứ của Thanh tra viên.

          Mớm hỏi là gián tiếp hay trực tiếp gợi ý để ĐTTT khai ra sự việc theo suy luận chủ quan của Thanh tra viên khi sự việc đó chưa rõ, chưa có căn cứ xác nhận có liên quan đến ĐTTT hay không, ĐTTT có biết sự việc đó hay không nhưng Thanh tra viên vẫn bằng mọi cách làm cho ĐTTT biết để ĐTTT khai theo.

          Dụ hỏi là dùng lời lẽ ngon ngọt, dùng lợi ích vật chất và tinh thần để mua chuộc, dùng lời hứa hẹn hão huyền, lừa phỉnh, dỗ dành, mơn trớn để ĐTTT khai theo ý muốn chủ  quan của Thanh tra viên. 

c. Phải thận trọng, khách  quan, trọng chứng cứ, không dễ tin lời khai của ĐTTT 

          Mục đích cơ bản của chất vấn là thu được từ ĐTTT lời khai đúng, đầy đủ để xác định sự thật của vụ việc. Ngược lại ĐTTT do nhiều yếu tố khách quan và chủ  quan khác nhau nên không phải lúc nào cũng khai thật. Quy luật tâm lý phổ biến ở ĐTTT trong quá trình chất vấn là sợ trách nhiệm  thường tìm cách che giấu sự thật. Do vậy, vội tin lời khai của ĐTTT có thể dẫn quá trình thanh tra và xử lý vụ việc đến sai lầm nguy hiểm.

– Lời nhận lỗi của ĐTTT chỉ được coi là  chứng cứ, nếu nó phù hợp với chứng cứ khác của vụ việc, đồng thời không được dùng nó làm chứng cứ duy nhất để kết luận sai phạm. Rõ ràng, quy định của pháp luật rất thận trọng khách quan đòi hỏi các cơ quan thanh tra phải thẩm tra xác minh lời khai của ĐTTT, không được vội vàng tin ngay.

– Thận trọng, khách quan, trọng chứng cứ, không dễ tin lời khai của ĐTTT phải thể hiện trong toàn bộ quá trình chất vấn từ việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, vạch kế hoạch chất vấn, đưa ra những giả thiết cho đến khi tiến hành hỏi, ghi nhận kết quả, đánh giá và sử dụng kết quả đó.

– Cần nghiên cứu kỹ nhân thân ĐTTT trên cả hai mặt: Tích cực và tiêu cực để đưa ra những kết luận đúng và vận dụng kỹ thuật chất vấn thích hợp.

– Các phương pháp, kỹ thuật, mưu trí, thủ đoạn được sử dụng trong quá trình chất vấn phải dựa trên những căn cứ khoa học xác đáng và phù hợp với ĐTTT. Mọi hành động, thái độ của Thanh tra viên phải hết sức tự nhiên, không được tỏ ra lạc quan hay bi quan khi ĐTTT đưa ra những lời khai nhận lỗi một cách dễ dàng, hoặc phủ nhận kết luận của cơ quan thanh tra.

– Phải chống khuynh hướng như: Chỉ muốn nghe lời nhận lỗi của  ĐTTT, bác bỏ một cách vô căn  cứ những lời thanh minh,  tự bào chữa của ĐTTT; chỉ cho lời khai nào phù hợp với nhận định, phán đoán chủ quan của mình là đúng, còn lời khai nào trái  với nhận định, phán đoán chủ quan của mình là sai; vội thoả mãn với lời nhận lỗi của ĐTTT mặc dù chưa có căn cứ chứng minh xác đáng, khôn muốn nghe những ý kiến trái ngược nhau; không dũng cảm  bảo vệ chân lý vì động cơ cá nhân vị kỳ, vì sĩ diện, vì thành tích chủ quan hoặc định kiến; lấy suy luận phán đoán chủ quan thay chứng cứ.

– Mọi lời khai của ĐTTT đều được tiến hành thẩm tra xác minh kỹ lưỡng và sử dụng trong phạm vi khả năng chứng minh của nó. Thực tiễn cho thấy, không ít trường hợp nhờ kiểm  tra kỹ lưỡng cả lời khai nhận lỗi và lời khai phủ nhận lỗi của ĐTTT mà tìm ra sự thật.

– Thanh tra viên cầm nắm vững, vận dụng tốt những vấn đề trên để tránh được sai phạm trong quá trình chất vấn và nâng cao hiệu quả chất vấn ĐTTT.   

4. Chuẩn bị chất vấn ĐTTT 

          Chất vấn ĐTTT là một công việc phức tạp. Bởi vậy, chuẩn bị tốt cho chất vấn là điều kiện đảm bảo nâng cao hiệu quả của chất vấn ĐTTT. Trong quá trình chuẩn bị chất vấn cần làm những điều sau đây: 

a. Nghiên cứu hồ sơ  

          Nghiên cứu hồ sơ là một trong những công việc quan trọng của chuẩn bị chất vấn. Nghiên cứu hồ sơ đang thanh tra cho phép Thanh tra viên đặt kế hoạch chất vấn, xác định kỹ thuật và nội dung hỏi thích hợp với từng ĐTTT trong vụ việc. Trong hồ sơ vụ việc thường có những tài liệu sau phải nghiên cứu:

* Nghiên cứu những tài liệu chuyên môn

          Thanh tra viên phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, văn bản hướng dẫn có liên quan đến nội dung thanh tra và phải tổ chức trao đổi, tập huấn chuyên môn về lĩnh vực, đối tượng thanh tra. Các thành viên Đoàn  thanh tra phải nghiên cứu, quán triệt các vấn đề chuyên môn có liên quan đến nội dung thanh tra. Ví dụ khi thanh tra Phòng Công chứng thì phải nghiên cứu tất cả các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực công chứng, chứng thực, thu phí, lệ phí công chứng… 

* Nghiên cứu tài liệu thanh tra 

          Thông thường trước khi hỏi ĐTTT thì Thanh tra viên đã có một số tài liệu do các hoạt động quản lý nhà nước thu thập được hoặc qua thông tin báo chí. Đó là những tài liệu như: đơn thư khiếu nại, tố cáo, báo cáo của người biết  việc, lời khai của nhân chứng, báo cáo do các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các  tập thể lao động…cung cấp.

          Nghiên cứu tài liệu thanh tra xác định được tài liệu nào là chứng cứ, mức độ chứng minh và giá trị pháp lý của nó. Tài liệu đó còn giữ được bí mật với ĐTTT hay không, nếu chuyển hoá tài liệu đó thành chứng cứ thì việc chuyển hoá bằng phương pháp nào.

          Khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ, cần xác định mức độ đầy đủ, chính xác tài liệu chứng cứ, tìm những mâu thuẫn giữa các tài liệu, chứng cứ đó, xác định những khiếm khuyết của tài liệu từ đó xác định những vấn đề cần làm sáng tỏ bằng chất vấn ĐTTT. 

* Nghiên cứu những tài liệu khác và áp dụng những biện pháp cần thiết thu thập thêm tài liệu làm căn cứ cho việc áp dụng phương pháp, kỹ thuật chất vấn ĐTTT.

          Nếu chỉ hạn chế việc nghiên cứu tài liệu vụ việc trong hồ sơ thì đó là  một sai lầm nghiêm trọng của Thanh tra viên. Rất nhiều tài liệu vụ việc và tài liệu có ý nghĩa xác định phương pháp, kỹ thuật hỏi ĐTTT không được phản ánh trong hồ sơ vụ việc.

          Việc gặp gỡ và trao đổi với các cán bộ, nhân viên trong đơn vị đang thanh tra có ý nghĩa quan trọng. Mặt khác, ĐTTT nếu đã từng sai phạm và đã được chất vấn thì Thanh tra viên nên phải đọc hồ sơ vụ việc đã thanh tra, trao đổi với Thanh tra viên trước đây đã từng chất vấn ĐTTT về đặc điểm tâm lý, về kinh nghiệm đối phó… của ĐTTT.

          Nhiều trường hợp, Thanh tra viên phải trực tiếp đến hiện trường vụ việc để quan sát bối cảnh và đặc điểm nơi xảy ra sự việc sai phạm. Công việc này đôi khi giúp cho Thanh tra viên thu thêm nhiều tài liệu quan trọng và làm tăng niềm tin vào những ý định kỹ thuật của mình. Ví dụ khi thanh tra tại THADS quận Ba Đình, Đoàn thanh tra đã đến tận hiện trường cưỡng chế để đo đạc, xác định dấu vết…

          Trường hợp khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc để thanh tra, Thanh tra viên nhận thấy nhiều tài liệu cần cho chất vấn chưa được các đơn vị khác thu thập thì Thanh tra viên phải tự mình hoặc yêu cầu các đơn vị có liên quan, đơn vị đã thanh tra ban đầu áp dụng các biện pháp thu thêm tài liệu làm căn cứ cho chất vấn ĐTTT. Ví dụ khi thanh tra về con nuôi ở Bắc Ninh, Đoàn thanh tra đã phải thu thập hồ sơ thanh tra của Thanh tra tỉnh Bắc Ninh để nghiên cứu.

          Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu vụ việc, Thanh tra viên cần tìm kiếm và nghiên cứu những lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp có quan hệ đến vấn đề cần hỏi. Bởi vì ĐTTT thường hay lảng tránh vấn đề cần hỏi bằng những lời lẽ chung chung, lừa dối Thanh tra viên bằng tri thức chuyên môn của mình. Thanh tra viên có thể thông qua nghiên cứu sách, báo hoặc mời chuyên gia về lĩnh vực đó bồi dưỡng kiến thức. Trường hợp cần thiết, có thể mời chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn tham gia chất vấn, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn (máy vi tính, ngoại ngữ…). Đôi khi Thanh tra viên còn phải làm quen với quy định sản xuất, với thống kê, kế toán và những điều kiện công tác khác. 

b. Nghiên cứu nhân thân ĐTTT 

          Nghiên cứu nhân thân ĐTTT là một trong những hoạt động cơ bản của Thanh tra viên trong toàn bộ quá trình chất vấn. Nó giúp cho cán bộ thanh tra xác định được những đặc điểm diễn ra trong quá trình hình thành lời khai ở ĐTTT, dự kiến được thái độ xử sự, lựa chọn đúng phương pháp, kỹ thuật chất vấn, thiết lập được giao tiếp tâm lý với ĐTTT, có cơ sở khoa học xác đáng trong quá trình phân tích và đánh giá lời khai.

* Những tài liệu và nội dung cần nghiên cứu : Trong chất vấn, việc nghiên cứu nhân thân ĐTTT cần hướng vào những nội dung sau:

– Những phẩm chất đạo đức, tâm lý, hoạt động chính trị, xã hội và lao động sản xuất của ĐTTT.

– Lối sống và xử sự trong gia đình ĐTTT.

– Quan hệ của ĐTTT với tập thể và ngược lại, quan hệ của ĐTTT với đồng sự trong vụ việc.

– Trình độ học vấn  và nghề nghiệp mà ĐTTT đã được đào tạo.

Để làm sáng tỏ những nội dung này có thể nghiên cứu các tài liệu sau:

– Những tài liệu có trong hồ sơ vụ việc.

– Những tài liệu có trong hồ sơ cá nhân từ các cơ quan xí nghiệp, trường học, tổ chức xã hội, nơi trước đây ĐTTT đã sống, lao động, học tập.

– Tài liệu của bộ phận tổ chức cơ quan quản lý ĐTTT.

– Tài liệu trong các hồ sơ vụ việc  khác có liên quan.

– Tài liệu thu thập được do hỏi những người đã từng biết ĐTTT.

* Phương pháp nghiên cứu nhân thân ĐTTT

          Việc nghiên cứu nhân thân ĐTTT được bắt đầu từ thời điểm tiếp nhận vụ việc và suốt trong toàn bộ quá trình chất vấn. Trong thực tiễn Thanh tra viên thường sử dụng những phương pháp sau để nghiên cứu nhân thân ĐTTT:

– Phương pháp quan sát.

          Quan sát là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến và có hiệu quả cao trong công việc nghiên cứu nhân thân ĐTTT. Đó chính là việc tri giác ĐTTT một cách có hệ thống, có chủ định và có mục tiêu rõ rệt. Có một số hình thức quan sát sau:

+ Quan sát qua hình thức thể hiện bên ngoài

          Qua quan sát ĐTTT cho phép xác định những dấu hiệu, dấu vết, những dị hình, dị dạng… của ĐTTT… Nhờ phát hiện những đặc điểm này cán bộ thanh tra có thể nghiên cứu được sức khoẻ, nghề nghiệp, thói quen, quá trình lao động sản xuất… của ĐTTT.

+ Thanh tra viên trực tiếp quan sát ĐTTT trong quá trình chất vấn.

          Quan sát ĐTTT trong quá trình chất vấn là yếu tố bắt buộc về mặt kỹ thuật đối với bất cứ Thanh tra viên nào.

          Khi quan sát trong quá trình chất vấn, Thanh tra viên cần tập trung chú ý cách ăn mặc, đầu tóc, tư thế, giọng nói, cách nói, cử chỉ, điệu bộ và các dấu hiệu khác của ĐTTT, qua đó nắm được trạng thái tâm lý của ĐTTT để tính toán phương pháp, kỹ thuật tác động phù hợp.

* Phương pháp phân tích kết quả các hoạt động của ĐTTT

          Trong quá trình sống và hoạt động, con người thường để lại kết quả tương ứng với các hoạt động đó. Bởi thế, khi tìm hiểu nhân thân, chúng ta có thể dựa vào kết quả do hoạt động của họ tạo ra.

          Qua phân tích kết quả các hoạt động của ĐTTT, Thanh tra viên có thể hiểu biết về kỹ năng, kỹ xảo, thái độ đối với lao động và học tập cũng như những ham muốn, năng khiếu của ĐTTT. Trong thực tiễn, việc nghiên cứu hồ sơ, lý lịch cá nhân và các văn bản do chính ĐTTT làm ra cho phép phán đoán trình độ thông thạo nghề nghiệp, thói quen và những mối quan tâm của ĐTTT.

          Với mục đích xác định nơi cư trú, tri thức của ĐTTT, Thanh tra viên có thể phân tích âm điệu, giọng nói, ngôn ngữ, giọng nói được sử dụng trong giao tiếp của ĐTTT. Việc này đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và có trường hợp phải nhờ đến chuyên gia.

          Ngoài ra, có thể nghiên cứu nhân thân ĐTTT qua tư trang hành lý mà ĐTTT mang theo. Nó cho phép phán đoán nghề nghiệp, khả năng thẩm mỹ, điều kiện sống, hứng thú của ĐTTT….

* Phương pháp đàm thoại

          Đàm thoại là một phương pháp có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu nhân thân ĐTTT. Qua đàm thoại cho phép Thanh tra viên xác định trình độ, quan hệ đối với gia đình và những người xung quanh, xu hướng chính trị, trình độ hiểu biết, những mối  quan tâm của ĐTTT.

          Mục đích của các cuộc đàm thoại chỉ đạt được khi Thanh tra viên chiếm được niềm tin của ĐTTT, chọn được thời điểm thích hợp để tiến hành đàm thoại.

* Phương pháp khái quát những tài liệu khác nhau

          Bản chất của phương pháp này là ở chỗ Thanh tra viên thu thập và phân tích một khối lượng khá lớn những tài liệu về ĐTTT, trên cơ sở đó mà rút ra những kết luận về họ. Những tài liệu đó có thể thu được từ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, từ những người đã có nhiều năm làm việc, học tập, sống với ĐTTT, hoặc có thể chỉ trong một thời gian ngắn nhưng lại quan sát được sự kiện khá rõ ràng, sâu sắc. Những tài liệu này cũng có thể khai thác ở hồ sơ vụ việc hoặc nhờ các hoạt động thanh tra trinh sát thu thập… Từ một khối lượng tài liệu lớn như vậy, Thanh tra viên tiến hành phân tích, khái quát rút ra những kết luận về ĐTTT. 

c. Lập kế hoạch chất vấn ĐTTT  

          Chất vấn ĐTTT là một trong những hoạt động phức tạp của thanh tra. Để chất vấn ĐTTT đạt mục đích đòi hỏi Thanh tra viên phải suy nghĩ một cách kỹ lưỡng và phải có một kế hoạch chu đáo. Không có kế hoạch chất vấn sẽ dẫn đến hỏi thiếu hệ thống, không đầy đủ, phải hỏi nhiều lần… ảnh hưởng xấu đến kết quả chất vấn.

          Kế hoạch chất vấn được lập thành kế hoạch chung đối với ĐTTT trong vụ việc và cho từng ĐTTT của vụ việc (nếu vụ việc có từ hai ĐTTT trở lên). Trong từng buổi chất vấn tuỳ theo tính chất quan trọng, phức tạp mà lập kế hoạch riêng,

          Trường hợp có nhiều cán bộ tiến hành chất vấn các ĐTTT trong vụ việc thì phải thảo luận thống nhất với nhau kế hoạch chung chất vấn các ĐTTT trong vụ việc đó. Tuỳ theo sự phân công mà Thanh tra viên tự mình xây dựng kế hoạch chất vấn đối với từng ĐTTT cụ thể đã xác định.

Kế hoạch chất vấn ĐTTT cần xây dựng theo những nội dung sau:

– Xác định những vấn đề cần chất vấn trong vụ việc: Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc và tài liệu về nhân thân ĐTTT có thể  xác định những vấn đề cần hỏi trong vụ việc. Những vấn đề cần hỏi phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của vụ việc, vị trí của ĐTTT, khả năng hiểu biết của họ và những yêu cầu khác của công tác quản lý. Việc xác định những vấn đề cần hỏi là điều kiện xác định khả năng áp dụng kỹ thuật, khoanh được phạm vi nội dung hỏi, xác định được yêu cầu và trình tự các vấn đề cần hỏi. Những vấn đề cần hỏi có thể thay đổi hoặc bổ sung cho phù hợp với nhận thức của Thanh tra viên về các tình tiết của vụ việc.

– Dự định các kỹ thuật sẽ sử dụng: Từ nghiên cứu các tài liệu chứng cứ vụ việc và nhân thân ĐTTT, Thanh tra viên hình thành các kỹ thuật sẽ sử dụng trong quá trình chất vấn. Xác định kỹ thuật cần chú ý đến cách thức thực hiện kỹ thuật sao cho đạt kết quả tốt. Đặc biệt, đối với các kỹ thuật tổng hợp, phức tạp thì cần xác định điều kiện, phương tiện, lực lượng và các hoạt động khác đảm bảo cho việc thực hiện thành công kỹ thuật.

– Hình thành các câu hỏi sẽ được sử dụng trong quá trình chất vấn: Dựa trên những vấn đề cần hỏi, đặc điểm của ĐTTT, đặc điểm chất vấn ban đầu, tài liệu, chứng cứ đã thu được mà mô phỏng các câu hỏi. Thông thường sẽ không hình thành trước được những câu hỏi chi tiết, song trong kế hoạch phải hình thành được những câu hỏi chung nhất. Đồng thời trong những tình huống nhất định, dựa trên sự phán đoán, suy luận về câu trả lời của ĐTTT mà mô hình hoá những câu hỏi tiếp theo.

– Chuẩn bị chứng cứ và các tài liệu khác để sử dụng trong quá trình chất vấn: Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, chứng cứ đã thu được cần đánh giá ý nghĩa của chúng đối với vụ việc, đồng thời sắp xếp một trật tự sẽ sử dụng vào quá trình chất vấn . Nếu những chứng cứ hoặc tài liệu thu được còn nghi ngờ thì cần áp dụng các biện pháp thẩm tra trước khi sử dụng. Thanh tra viên phải tính toán trình tự đưa tài liệu, chứng cứ và giữ bí mật tài liệu, chứng cứ trước lúc đưa ra sử dụng.

– Xác định trình tự hợp lý trong quá trình chất vấn ĐTTT: Xác định trình tự hợp lý quá trình chất vấn có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng có hiệu quả các kỹ  thuật.

          Trình tự hợp lý chất vấn ĐTTT bao gồm: Trình tự chất vấn trong hệ thống các hoạt động thanh tra, trình tự các vấn đề cần hỏi, trình tự các ĐTTT sẽ được hỏi (nếu trong vụ việc có nhiều ĐTTT), trình tự tài liệu, chứng cứ sẽ được sử dụng trong quá trình chất vấn…

          Chất vấn ĐTTT là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động thanh tra được sử dụng vào quá trình thanh tra. Trong mối liên hệ với các hoạt động đó cần xác định được vị trí của chất vấn ĐTTT, xác định thời gian tiến hành, thứ tự sắp xếp…trong toàn bộ tiến trình thanh tra, sao cho giữa chất vấn và các hoạt động khác được áp dụng hỗ trợ nhau, tạo tiền đề cho phát triển. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chuẩn bị chất vấn là xác định được một trình tự hợp lý các tình tiết cần hỏi.. Một logic trình tự hợp lý về các cấn đề cần hỏi là trình tự phù hợp với tâm lý ĐTTT, làm nhẹ bớt nỗi lo lắng cho ĐTTT trong quá trình thừa nhận sự thật. Bởi vậy, nên hỏi lỗi nhẹ trước, lỗi nặng sau: Tình tiết nhẹ trước, tình tiết nặng sau; tình tiết có nhiều tài liệu, chứng cứ đã thu được trước, tình tiết ít nhiều tài liệu sau; hỏi hành vi quá khứ trước, hành vi hiện tại sau; hỏi vấn đề thứ yếu trước, vấn đề chủ yếu sau; hỏi lỗi ĐTTT khác trước, của chính ĐTTT sau…

          Nếu ĐTTT hoàn toàn phủ nhận hành vi sai phạm của mình thì cần phải bắt đầu từ tình tiết có nhiều tài liệu chứng cứ nhất định hoặc từ tình tiết ít nghiêm trọng so với các tình tiết khác.

          Trong trường hợp ĐTTT thừa nhận một phần sai phạm của mình thì chất vấn cũng bắt đầu từ các vấn đề mà ĐTTT không phủ nhận từ các vấn đề đó mà làm chìa khoá mở ra các vấn đề khác.

          Trong các trường hợp tài liệu, chứng cứ thu được còn quá ít thì chất vấn nên bắt đầu từ việc làm rõ những tình tiết về tiểu sử, về cuộc sống, công tác, về hoạt động chính trị xã hội. về các mối quan hệ trong gia đình và những người xung quanh.

          Trình tự hợp lý trong quá trình chất vấn ĐTTT là: hỏi trước những ĐTTT đang mong muốn được đưa ra lời khai thật, ĐTTT đóng vai trò thứ yếu trong các sai phạm, ĐTTT trong quá khứ có nhiều mặt tích cực, ĐTTT nào tỏ ra dao động, sợ hãi, thiếu kiên quyết, có ít mánh khoé đối phó, ĐTTT mà trong vụ việc đã có nhiều tài liệu, chứng cứ nhất về hoạt động sai phạm của họ …

– Lựa chọn thời gian, địa điểm và phương tiện kỹ thuật sử dụng trong quá trình chất vấn ĐTTT.

– Lựa chọn thời gian chất vấn ĐTTT phụ thuộc vào đặc điểm và số lượng tài liệu thu được, vào các quy định của pháp luật  có liên quan đến chất vấn, vào vai trò của ĐTTT có quan hệ đến ĐTTT khác trong hoạt động sai phạm và thuộc yêu cầu thanh tra. Tuy nhiên dưới góc độ tâm lý, sau khi công bố quyết định thanh tra thì cần chất vấn ĐTTT ngay.

          Địa điểm chất vấn thường được tiến hành tại nơi làm việc của Thanh tra viên hoặc ở nơi ở, nơi làm việc của ĐTTT. Tuy nhiên, do yêu cầu kỹ thuật hoặc mục đích giữ bí mật, đôi khi Thanh tra viên có thể chất vấn ở một nơi khác. Trong mọi trường hợp, chỗ chất vấn phải đảm bảo thuận lợi cho việc tiến hành hoạt động chất vấn, góp phần thiết lập giao tiếp với ĐTTT, thu hút được sự chú ý của ĐTTT vào những vấn đề đang hỏi, giữ được bí mật thanh tra. Muốn vậy, trong thời gian chất vấn, Thanh tra viên khác hoặc người lạ không được có mặt trong phòng, bàn chất vấn, xung quanh tường không nên để đồ vật hoặc treo những   tranh ảnh, áp phích, gây sao nhãng sự chú ý của ĐTTT vào nội dung hỏi.

Chuẩn bị điều kiện vật chất và kỹ thuật cho buổi chất vấn bao gồm:

+ Chuẩn bị các mẫu biên bản cần thiết, giấy trắng và các phương tiện ghi chép.

+ Chuẩn bị điện thoại, máy ghi âm, phương tiện chụp ảnh, camera… nếu buổi chất vấn cần sử dụng.

+ Chuẩn bị phương tiện giao thông nếu việc di chuyển ĐTTT đến địa điểm chất vấn cần đến các phương tiện đó.

Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật và chuẩn bị những thứ cần thiết khác.

– Tổ chức và chỉ đạo lực lượng chất vấn ĐTTT: Tuỳ theo số lượng và đặc điểm của ĐTTT, tính chất vụ việc và yêu cầu thanh tra mà tổ chức chỉ đạo chất vấn. Tổ chức chỉ đạo chất vấn ĐTTT do trưởng nhóm và lãnh đạo cấp trên tiến hành. Thông thường do Trưởng đoàn thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra trực tiếp đảm nhận. Trong những trường hợp phức tạp, quan trọng thì có thể do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo.

Thủ trưởng, trưởng nhóm cần nghiên cứu vụ việc, nghe Thanh tra viên báo cáo rồi đưa ra những nhận định, những chủ trương, yêu cầu đối với chất vấn toàn bộ các ĐTTT trong vụ việc và từng ĐTTT cụ thể. Dựa trên đặc điểm tài liệu thu được, đặc điểm ĐTTT, các yêu cầu thanh tra đặt ra mà Trưởng đoàn thanh tra phân công Thanh tra viên chất vấn một hoặc một số ĐTTT sao cho phát huy được những phẩm chất tích cực có ở mỗi Thanh tra  viên.

          Thủ trưởng, nhóm trưởng phải thường xuyên kiểm tra công tác chất vấn của Thanh tra viên, kịp thời phát  hiện, uốn nắn những lệch lạc của Thanh tra viên trong  quá trình chất vấn ĐTTT.

          Việc  tổ chức lực lượng chất vấn ĐTTT phải căn cứ vào tính chất, mức độ của từng vụ việc.

          Với vụ việc có đông ĐTTT thì tổ chức thành nhóm, tổ chất vấn. Tổ trưởng phải là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác chất vấn ĐTTT. Các thành viên của nhóm được phân công đảm nhiệm hỏi một hoặc hai ĐTTT của vụ việc và phải thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau theo thời gian, địa điểm mà nhóm đã quy định trong quá trình chất vấn. Ví dụ khi thanh tra về con nuôi ở Bắc Ninh, Đoàn Thanh tra đã phải chia làm 3 tổ để chất vấn ĐTTT.

          Để có điều kiện thuận lợi trong việc thiết lập giao tiếp tâm lý với ĐTTT thì chỉ nên bố trí một Thanh tra viên chất vấn một ĐTTT. Trường hợp vì yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi và khả năng cán bộ cho phép thì có thể bố trí số lượng cán bộ chất vấn nhiều hơn đối  với một ĐTTT.  

5. Tiến hành chất vấn ĐTTT 

5.1. Mời ĐTTT đến nơi chất vấn  

– Trường hợp ĐTTT còn ở ngoài xã hội thì Thanh tra viên phải gửi giấy mời ĐTTT cho chính  quyền địa phương xã, phường, thị trấn nơi ĐTTT cư trú hoặc cho Thủ trưởng cơ quan nơi ĐTTT làm việc.

– Trường hợp ĐTTT đã bị bắt, tạm giam, tạm giữ thì việc gọi ĐTTT đến nơi chất vấn tuân theo quy định đã được thoả thuận giữa cơ quan thanh tra và trại tạm giam.

– Khi ĐTTT đến Thanh tra viên chỉ cho họ chỗ ngồi rồi kiểm tra những giấy tờ cần thiết nhằm xác định xem có đúng ĐTTT là người được mời hay không (trừ trường hợp đã biết mặt ĐTTT). 

5.2. Giải thích về quyền và trách nhiệm của ĐTTT 

          Giải thích quyền và trách nhiệm của ĐTTT trong quá trình chất vấn là trách nhiệm của cán bộ thanh tra, song nó còn có ý nghĩa tạo điều kiện thiết lập giao tiếp tâm lý giữa Thanh tra viên với ĐTTT.

          Trong buổi chất vấn đầu tiên Thanh tra viên cần giải thích kỹ quyền hạn và trách nhiệm của ĐTTT. Đối với những buổi chất vấn sau thì chỉ giải thích bổ sung nếu thấy ĐTTT chưa hiểu, hoặc hiểu không đúng bản chất những điều đã được giải thích.

          Nội dung giải thích quyền và trách nhiệm của ĐTTT phải đúng quy định của Luật Thanh tra.

          Tuỳ đặc điểm và trình độ hiểu biết, vị trí trong xã hội, đặc điểm tâm lý của từng ĐTTT mà Thanh tra viên lựa chọn nội dung pháp lý cần thiết và phương pháp thích hợp giải thích quyền và nghĩa vụ đó.

          Ngoài ra, những buổi chất vấn ĐTTT có phiên dịch, người bào chữa thì Thanh tra viên cũng giải thích quyền và trách nhiệm của họ theo luật định. 

5.3. Thiết lập giao tiếp tâm lý 

          Muốn chất vấn đạt kết quả tốt phải thiết lập mối quan hệ giao tiếp giữa Thanh tra viên và ĐTTT. Giao tiếp tâm lý cần được thiết lập ngay từ buổi chất vấn đầu tiên và duy trì nó trong suốt quá trình chất vấn.

          Muốn thiết lập giao tiếp tâm lý Thanh tra viên nên tạo ra được bầu không khí thích hợp, biết lựa chọn hình thức, nội dung và phương pháp tác động tâm lý phù hợp với đặc điểm ĐTTT. 

5.4. ĐTTT kể tự do 

          Việc công bố cho người bị hoặc biết họ đã bị khởi tố với tư cách ĐTTT đã đặt cho họ vào vị trí muốn nói, muốn giãi bày, muốn phản ứng lại, muốn tự bảo vệ mình. Do vậy, lúc đầu cần để cho họ tự trình bày ý kiến của mình.

          Để ĐTTT kể tự do vừa là việc có tính chất trình tự, song dưới góc độ kỹ thuật, kể tự do có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận biết thái độ của ĐTTT với nội dung buổi chất vấn.

          Thanh tra viên nên tạo những điều kiện cần thiết cho ĐTTT được kể tự do như: Hình thành câu hỏi đầu tiên, hướng ĐTTT trình bày theo một trình tự và theo chủ đề đã định. Không nên can thiệp sâu vào quá trình kể tự do của ĐTTT, nếu không có căn cứ xác đáng. Quá trình kể tự do của  ĐTTT có thể dẫn đến những khả năng sau đây:

– Thanh tra viên tạo khả năng tốt nên ĐTTT kể ngay những điều mình biết về vụ việc.

– Qua một vài đoạn kể tự do, ĐTTT phá vỡ đề tài mà Thanh tra viên đã nêu, sau đó Thanh tra viên nêu một loại câu hỏi hướng vào nội dung đề tài cần làm rõ cho ĐTTT kể tự do. Những câu  hỏi này chủ yếu giúp ĐTTT kể tự do đúng theo chủ đề đã được chọn.

– Khi nghe ĐTTT kể tự do, Thanh tra viên cần phân tích rõ nguyên nhân ĐTTT khai không đúng sự thật. Từ đó mà lựa chọn chính xác thái độ xử sự và kỹ thuật hỏi tiếp theo. Cần giải thích cho ĐTTT hiểu rằng, để cho lời khai có tính thuyết phục và có điều kiện kiểm tra được, ĐTTT phải chỉ ra các tình tiết hết sức cụ thể như: Ở đâu, khi nào, cái gì, nó diễn ra như thế nào. Nếu sự kiện do ĐTTT nghe một người nào khác kể lại thì phải nói rõ họ tên, địa chỉ người đó và cách kiểm tra các tin tức này như thế nào. 

5.5. Đặt câu hỏi hoặc cho ĐTTT viết giải trình 

          Thông thường ĐTTT kể tự do không làm sáng tỏ được bản chất vấn đề mà Thanh tra viên mong muốn. Việc khai không đầy đủ, thiếu chính xác của ĐTTT do nhiều nguyên nhân khai không đầy đủ, thiếu chính xác, cần có những kỹ thuật và câu hỏi thích ứng làm sáng tỏ những vấn đề cần hỏi đối với ĐTTT. Trong thực tiễn chất vấn ĐTTT chúng ta thường sử dụng hình thức đặt câu hỏi hoặc cho viết giải trình.

– Đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi là hình thức phổ biến và thích hợp nhất đối với ĐTTT sau khi đã kể tự do. Thông thường Thanh tra viên sử dụng các loại câu hỏi bổ sung, câu hỏi gợi nhớ, câu hỏi kiểm tra và câu hỏi làm rõ chi tiết. Các câu hỏi này đều hướng vào làm sáng tỏ, chính xác hoá, bổ sung thêm, chi tiết hoá hay kiểm tra những tin tức mà ĐTTT đã khai.

          Câu hỏi đặt cho ĐTTT cần tuân theo một số quy tắc sau:

          + Câu hỏi phải cụ thể, rõ ràng, có quan hệ đến vấn đề cần hỏi và khả năng thu được câu trả lời chi tiết. Cần tránh đặt câu hỏi quá chi tiết mà trong nội dung câu hỏi đã bao hàm cả câu trả lời của ĐTTT.

          + Cần tránh đặt những câu hỏi mà nội dung câu trả lời sẽ là giả định.

          + Các câu hỏi quan trọng cần được suy tính kỹ trước khi hỏi và đặt chúng trong một lôgic hợp lý. Một câu hỏi cần bắt nguồn từ kết quả của câu hỏi trước và lôgic của nó.

          + Không được làm cho ĐTTT tập trung vào các câu hỏi chính. Cần đặt các câu hỏi này một cách bình thường cùng với các câu hỏi thứ yếu để ĐTTT không đoán được ý đồ của Thanh tra viên chất vấn mà tìm cách đối phó lại.

          + Những câu hỏi tiếp tục đặt cho ĐTTT sẽ phụ thuộc vào mức độ thành khẩn khai báo của họ.

– Trường hợp ĐTTT thành khẩn khai báo thì các câu hỏi đặt ra hướng vào chi tiết hoá thông tin trong lời khai; lấp các chỗ trống, loại bỏ những điểm không rõ và mâu thuẫn trong lời khai; giúp ĐTTT nhớ lại những chi tiết đã quên, kiểm tra lời khai của ĐTTT.

– Trường hợp ĐTTT khai dối thì cần phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật làm rõ bằng các chứng cứ có trong hồ sơ kết hợp với sử dụng kỹ thuật là các câu hỏi làm rõ, câu hỏi chi tiết hoá, câu hỏi kiểm tra và câu hỏi làm rõ. 

5.6. Ghi nhận kết quả chất vấn ĐTTT 

          Ghi nhận kết quả chất vấn có những hình thức như lập biên bản chất vấn, ghi âm, chụp ảnh, quay camera quá trình chất vấn. Trong các hình thức ghi nhận kết quả chất vấn thì lập biên bản chất vấn là cơ bản nhất, mang tính bắt buộc.

a. Biên bản chất vấn ĐTTT: Biên bản chất vấn là văn bản phản ánh quá trình chất vấn từ trình tự, thủ tục chất vấn cho các câu hỏi của Thanh tra viên và câu trả lời của ĐTTT. Biên bản khai thác chung toàn bộ vụ việc là tài liệu nghiệp vụ của cơ quan Thanh tra. Nó phản ánh đầy đủ, cụ thể, chi tiết diễn biến vụ việc. Trong biên bản loại này phải ghi đầy đủ tất cả câu hỏi của cán bộ chất vấn và câu trả lời của ĐTTT bao gồm cả lời khai về vụ việc đang thanh tra. Biên bản cũng phản ánh được diễn biến quá trình chất vấn từ bối cảnh, điều kiện, nội dung, cách hỏi, xử sự của cán bộ chất vấn và thái độ của ĐTTT.

          Đối với biên bản mang đặc điểm pháp lý đưa vào hồ sơ thanh tra thì điều quan trọng là phải đảm bảo được những nội dung, trình tự và thủ tục pháp luật quy định. Biên bản cần đảm bảo được yêu cầu, nghiệp vụ, pháp luật.

          Biên bản chất vấn phải có chữ ký xác nhận của Thanh tra viên, của ĐTTT và các thành viên khác tham gia vào quá trình chất vấn (nếu có). Cuối mỗi trang, ở những bị tẩy xoá hay viết thêm vào đều phải có chữ ký xác nhận của ĐTTT. Sau khi lập xong biên bản, cần cho ĐTTT đọc lại hoặc đọc lại cho ĐTTT nghe nội dung biên bản, đồng thời phải có chữ ký xác nhận vào những điểm bổ sung, sửa chữa đó. Cuối biên bản chất vấn cần ghi " biên bản này  gồm (số)…bản được đánh số trang, có ký xác nhận ở từng trang, ĐTTT đã được xem lại hoặc được nghe đọc lại và ký tên xác nhận dưới đây". Thanh tra viên và ĐTTT cùng ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người phiên dịch, Luật sư (vì theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005 thì người khiếu nại được nhờ Luật sư giúp đỡ) tham gia vào quá trình chất vấn thì họ cũng phải ký xác nhận vào biên bản sau khi đã nghe đọc lại hoặc tự đọc biên bản đó. Riêng đối với người phiên dịch cần ghi rõ thêm "biên bản chất vấn đã được lại cho ĐTTT nghe và ký tên xác định dưới đây". Sau đó người phiên dịch cùng Thanh tra viên, ĐTTT ký xác nhận vào biên bản.

b. Ghi nhận chất vấn bằng ghi âm

          Để giúp cho việc ghi nhận buổi chất vấn được đầy đủ, củng cố tốt kết quả của nó, ta có thể ghi âm quá trình chất vấn. Ghi âm được tiến hành bí mật hoặc công khai với ĐTTT. Ghi nhận bằng hình thức ghi âm có giá trị củng cố kết quả chất vấn. Ngoài ra, còn có thể sử dụng để tuyên truyền ĐTTT khi cần thiết. Cuối buổi chất vấn cần phát lại bằng ghi âm (nếu tiến hành công khai) cho Thanh tra viên và ĐTTT cùng nghe. Băng ghi âm chỉ có giá trị chứng cứ khi đã qua giám định tư pháp.

c. Chụp ảnh hoặc quay camera quá trình chất vấn

          Để ghi nhận quá trình chất vấn chúng ta có thể tổ chức chụp ảnh hoặc quay camera. Chụp ảnh hoặc quay camera là hình thức ghi nhận được cả hình ảnh và nội dung quá trình chất vấn, nó có giá trị củng cố biên bản chất vấn.

          Trường hợp cần chụp ảnh, quay camera những buổi chất vấn quan trọng cán bộ chất vấn phải chuẩn bị chu đáo trước.

Việc chụp ảnh hay quay camera phải ghi vào biên bản chất vấn. 

5.7. Thẩm tra, xác minh lời khai của ĐTTT 

          Việc thẩm tra, xác minh lời khai của ĐTTT trước khi sử dụng là vấn đề có tính nguyên tắc. Dù nội dung lời khai có quan trọng đến đâu cũng chưa thẩm tra xác minh thì cũng không được dùng được làm các phương tiện chứng minh các tình tiết trong vụ việc.

          Thông thường có những cách thẩm tra, xác minh cụ thể sau đây:

a. Dựa vào trình độ hiểu biết sẵn có của Thanh tra viên, nhất là dựa vào những hiểu biết về tình hình hoạt động sai phạm để nghiên cứu, phân tích, đánh giá lời khai của ĐTTT

          Trình độ hiểu biết của Thanh tra viên là sự hiểu biết mọi mặt có quan hệ đến vấn đề mà ĐTTT đã khai ra, trong đó kiến thức chuyên môn có  liên quan trực  tiếp  đến  vấn  đề  sai phạm là quan trọng.

          Hiệu quả của việc thẩm tra này phụ thuộc vào trình độ của  cán bộ chất vấn. Bởi vậy, để tránh chủ quan và sai lầm trong công tác, chỉ nên coi cách này là sơ bộ kiểm tra, đánh giá lời khai.

b. Đối chiếu với những tài liệu, chứng cứ đã có và thu thập thêm tài liệu, chứng cứ mới để so sánh, đánh giá lời khai của ĐTTT

          Thông thường, trong quá trình chất vấn, chúng ta đã có một số tài liệu, chứng cứ nhất định nhờ các hoạt động thanh tra hay bằng các con đường khác. Tuy nhiên tài liệu, chứng cứ dùng để đối chiếu, so sánh với lời khai của ĐTTT phải chính xác, đã được thẩm tra, xác minh. Trong trường hợp còn ít tài liệu để so sánh, đối chiếu hoặc những vấn đề ĐTTT đã khai chưa có tài liệu làm căn cứ đánh giá thì phải áp dụng ngay các biện pháp thích hợp để thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung. Điều quan trọng là Thanh tra viên phải  biết phân tích sâu sắc lời khai của ĐTTT với tài liệu đã có rồi từ đó so sánh, đối chiếu và đưa ra kết luận xác thực. Đây là cách thẩm tra cơ bản, vững chắc nhất cho nên chất vấn đến đầu cần kịp thời thẩm tra xác minh đến đó.

          Khi chất vấn ĐTTT, Thanh tra viên cần chú ý:

+ Đối chiếu lời khai trước với lời khai sau, lời khai của ĐTTT này với lời khai của ĐTTT khác.

+ Đối chiếu lời khai ĐTTT với các tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ thanh tra và với tình hình thực tế của vụ việc đã xảy ra mà ta đã biết qua các nguồn khác (vật chứng, giám định chuyên môn….)

+ Dùng các biện pháp nhận dạng, giám định, thực nghiệm thanh tra, đối chất… để xác minh lời khai của ĐTTT khi cần thiết và có đủ điều kiện. Ngoài ra ta có thể áp dụng phương pháp kiểm tra lời khai tại chỗ; phương pháp khẳng định sự có mặt của ĐTTT trong thời gian xảy ra sự kiện; xác minh về nhân thân ĐTTT, dùng điện thoại, áp dụng công nghệ tin học (thông tin qua mạng)… để kiểm tra lời khai của ĐTTT.

c. Theo dõi động cơ khai báo, diễn biến tư tưởng của ĐTTT trước, trong và sau chất vấn để nghiên cứu đánh giá lời khai

          Quá trình chất vấn là quá trình tác động vào tâm lý ĐTTT, đồng thời là quá trình ĐTTT đấu tranh động cơ khai hay không khai, khai thật hay khai dối, khai thật cái gì, khai dối cái gì, dùng thủ đoạn nào để đối phó với cán bộ chất vấn. Do vậy, nếu nghiên cứu sâu sắc nhân thân ĐTTT, tìm ra được động cơ khai báo sẽ cho ta thêm điều kiện đánh giá đúng đắn lời khai của ĐTTT. Diễn biến tâm lý của ĐTTT trước, trong và các buổi chất vấn rất phức tạp, song đều theo những quy định nhất định. Nếu chúng ta nắm vững những quy luật nhất định. Nếu chúng ta nắm vững những tài liệu về nhân thân ĐTTT, định hướng được các tác động tâm lý vào ĐTTT và có phương pháp nghiên cứu, phân tích một cách khoa học, chúng ta sẽ "chuẩn đoán" đúng hoặc nắm được diễn biến tâm lý ĐTTT. Trong quá trình chất vấn, cần quan sát mọi biểu hiện, cử chỉ, hành động của ĐTTT. Những biểu hiện hằn học, tức giận, lo lắng, buồn phiền, thản nhiên, đắc chí… trong và sau các buổi chất vấn là những dấu hiệu cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để làm rõ bản chất tâm lý của chúng.

d. Thẩm tra lời khai của ĐTTT ngay trong quá trình chất vấn

          Trong quá trình chất vấn Thanh tra viên có thể thẩm tra lời khai của ĐTTT bằng nhiều cách khác nhau.

– Đặt những câu hỏi kiểm tra, hỏi chi tiết, hỏi tuần tự, hỏi sâu vấn đề mà ĐTTT đã khai ra.

– Cho ĐTTT diễn lại sự việc vừa khai ra (nếu có thể được). 

Các biện pháp trên đây bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà kiểm tra bằng biện pháp này hay biện pháp khác. Không phải lúc nào cũng sử dụng tất cả các biện pháp để kiểm tra. Thanh tra viên phải lấy sự kiện thực tế làm cơ sở để xác định đúng, sai, tránh vội tin ngay vào lời khai của ĐTTT hay kiểm tra một cách qua loa, đại khái.

          Trên đây là một số cách thẩm tra, xác minh cơ bản trong chất vấn ĐTTT. Tuy nhiên, phạm vi, hình thức sử dụng, linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả phụ thuộc vào khả năng của từng Thanh tra viên. Điều quan trọng là Thanh tra viên cần tích luỹ thật nhiều kinh nghiệm, có phương pháp thanh tra, nghiên cứu khoa học, khách quan, chống chủ quan, định kiến, qua loa, hời hợt. 

6. Phương pháp, kỹ thuật chất vấn ĐTTT 

6.1. Cơ sở hình thành phương pháp, kỹ thuật chất vấn ĐTTT 

a. Cơ sở về số lượng và đặc điểm tài liệu, chứng cứ đã thu được 

          Số lượng và đặc điểm tài liệu, chứng cứ thu được về vụ việc là căn cứ khoa học đầu tiên hình thành và áp dụng phương pháp, kỹ thuật chất vấn ĐTTT.

          Khi làm rõ ĐTTT khai dối thì cái ý nghĩa là chứng cứ. Song khi áp dụng phương pháp kỹ thuật chất vấn thì những tài liệu có liên quan đến vụ việc dù đã được thẩm tra hay chưa được thẩm tra hay chưa được thẩm tra cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đặc biệt là những tài liệu thu bằng các hoạt động trinh sát còn giữ được bí mật. Bởi vậy, số lượng tài liệu chứng cứ thu được càng nhiều bao nhiêu thì càng làm tăng khả năng áp dụng các phương pháp, kỹ thuật phù hợp.

          Khả năng hình thành và áp dụng các phương pháp, kỹ thuật chất vấn còn phụ thuộc vào đặc điểm của tài liệu, chứng cứ. Đặc điểm đó được xác định bằng mức độ chính xác, giá trị chứng minh, nguồn phản ánh, phương pháp thu thập, mức độ bí mật… của tài liệu, chứng cứ. Vì vậy để hình thành và áp dụng các phương pháp, kỹ thuật thanh tra phải nghiên cứu kỹ cả số lượng và đặc điểm của chúng. 

b. Cơ sở tâm lý 

* Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành lời khai của ĐTTT là một quá trình phức tạp, trong đó có sự chi phối của quá trình nhận thức cảm tính và lý tính. Việc nghiên cứu quá trình này là cơ sở hình thành và áp dụng các phương pháp, kỹ thuật chất vấn, đồng thời là căn cứ để đánh giá mức độ chính xác và đầy đủ về lời khai của ĐTTT.

          Sự hình thành lời khai được bắt đầu từ tri giác sự kiện, hiện tượng, ghi nhớ, cuối cùng là hồi tưởng và mô tả lại sự kiện, hiện tượng đó. Mức độ chính xác và đầy đủ của lời khai phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan tác động vào quá trình tri giác, ghi nhớ, hồi tưởng và mô tả sự kiện hiện tượng.

          Nắm được đặc điểm quá trình tri giác, ghi nhớ, hồi tưởng và mô tả sự kiện của ĐTTT, cho phép Thanh tra viên lựa chọn được phương pháp, kỹ thuật tác động vào tâm lý ĐTTT một cách thích hợp. Chẳng hạn, trên cơ sở nắm được đặc điểm quá trình hình thành lời khai của ĐTTT, Thanh tra viên có thể lựa chọn được cách tác động làm cho ĐTTT nhớ lại đầy đủ chính xác, có hệ thống sự kiện hiện tượng đã cảm giác, tri giác được. Tìm cách khôi phục những mặt tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực trong nhận thức của ĐTTT.

* Những động cơ kìm hãm hoặc thúc đẩy ĐTTT khai báo thành khẩn

          ĐTTT có thể thành khẩn khai báo che giấu sự thật do nhiều động cơ khác nhau chi phối, trong đó tác động mạnh nhất là các động cơ kìm hãm hay thúc đẩy ĐTTT khai báo sự thật.

          Đối với những động cơ kìm hãm cần áp dụng những phương pháp, kỹ thuật tích hợp để tháo gỡ. Đối với động cơ thúc đẩy cần có phương pháp kỹ thuật kích thích, khai thác triệt để tính tích cực của nó.

Trong thực tiễn các động cơ kìm hãm hay thúc đẩy ĐTTT khai báo thành khẩn thường là:

– Những động cơ kìm hãm.

+ Sợ hãi bị kỷ lut nng, muốn trốn tránh trách nhiệm  và giảm nhẹ sai phạm của mình.

+ Sợ gia đình và những người thân thiết biết lỗi của mình.

+ ĐTTT nghĩ rằng, nếu thiếu lời khai của họ thì cơ quan thanh tra sẽ không có chứng cứ để  kết lun và điều đó cho phép họ trốn tránh trách nhiệm  hay đạt được sự thay đổi biện pháp x lý.

+ Hy vọng sẽ có những người  có thế lực can thiệp để tránh được trách nhiệm.

+ Lo sợ mất chức vụ, mất việc làm, gia đình lâm vào cảnh khó khăn, có những đức tính anh hùng rơm, tuyệt vọng vì một lý do nào đó.

+ Sợ làm tan vỡ những mối quan hệ ruột thịt hay quan hệ gần gũi đã có với những người khác.

+ Có ác cảm hay thành kiến với cán bộ chất vấn

– Những động cơ thúc đẩy

+ Muốn được giảm  nhẹ hình  thức  xử  lý.

+ Muốn có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm.

+ Hối hận với hành vi sai phạm của mình. 

6.2. Phương pháp chất vấn ĐTTT 

          Trong thanh tra, phương pháp cảm hoá, giáo dục, sử dụng tài liệu, chứng cứ, sử dụng mâu thuẫn tác động tâm lý ĐTTT làm chuyển đổi thái độ khai báo của chúng là những phương pháp cơ bản nhất của chất vấn ĐTTT. 

a. Cảm hoá, giáo dục 

          Cảm hoá, giáo dục trong chất vấn là chinh phục ĐTTT bằng đường lối, chính sách, pháp luật, bằng tình cảm, bằng thực tế cuộc sống, đạo đức xã hội và bằng tấm gương của chính người cán bộ chất vấn với mục đích làm cho ĐTTT chuyển đổi thái độ khai báo theo hướng tích cực, có lợi cho thanh tra.

ĐTTT không khai hoặc khai dối do nhiều nguyên nhân tác động. Thiếu hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng của Nhà nước; thành kiến với xã hội, với cán bộ thanh tra, nguỵ biện nhằm trốn tránh trách nhiệm  của mình, bị mắc mưu kẻ xấu… là những nguyên nhân quan trọng cản trở ĐTTT khai báo thành khẩn. Cảm hoá, giáo dục làm cho ĐTTT hiểu rằng hành vi sai phạm của mình chẳng những trái với pháp luật, trái với đạo lý làm người mà còn gây tổn hại cho bản thân, gia đình và xã hội, khơi dậy ở ĐTTT tình cảm trong sáng và cuộc sống đời thường từ đó làm chuyển đổi lập trường tiêu cực trong khai báo của họ. Chinh phục niềm tin của ĐTTT làm cho ĐTTT tin rằng khai báo đầy đủ, đúng sự thật sai phạm của mình sẽ được hoan nghênh và xem xét giảm nhẹ xử lý của Nhà nước là  một yêu cầu quan trọng của quá trình cảm hoá, giáo dục.

          Để cảm hoá, giáo dục đúng, có hiệu quả, Thanh tra viên phải nghiên cứu kỹ nhân thân, hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý của ĐTTT, đặc biệt là những quan điểm chính trị.

          Việc cảm hoá, giáo dục ĐTTT bao gồm cả bằng lời nói và hành động của Thanh tra viên cũng như những người xung quanh. Giải thích đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho ĐTTT phải chính xác, có sức thuyết phục, đồng thời phải nhất quán với thực tiễn trong đó có thái độ xử sự của Thanh tra viên.

          Cảm hoá, giáo dục có thể được tiến hành một cách mềm dẻo, sinh động nhưng không được hứa hẹn hão huyền, lừa dối ĐTTT. Đôi khi cảm hoá, giáo dục được tiến hành bằng những cuộc đấu lý, đấu lẽ quyết liệt giữa Thanh tra viên và ĐTTT về một vấn đề nhất định (ví dụ cảm hoá ông Khúc Hoàng – 19 A Quán Thánh, Hà Ni). Trong những trường hợp đó, Thanh tra viên cần chứng tỏ cho ĐTTT thấy sự hiểu biết rộng rãi, sâu sắc của mình nhưng không được dùng đấu lý, đấu lẽ đưa cuộc chất vấn đi vào ngõ cụt. Muốn vậy Thanh tra viên phải biết  chọn vấn đề cần tranh luận, chuẩn bị chu đáo tài liệu về vấn đề đó.

          Những điển hình trong thực tiễn có sức hấp dẫn, thuyết phục ĐTTT mãnh liệt. Bởi vậy Thanh tra viên cần nghiên cứu lựa chọn đúng những điển hình trên lĩnh vực mà ĐTTT đang có nhu cầu muốn biết. Đặc biệt là những điển hình về thanh tra, xử lý các vụ việc, các ĐTTT hoạt động sai phạm cùng loại.

          Tình cảm là nhu cầu mạnh mẽ thường xuyên điều chỉnh hành vi của ĐTTT. Các loại tình cảm cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm dân tộc, tình cảm gia đình luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cảm hoá, thuyết phục ĐTTT khai thật. Tuy nhiên, ở mỗi ĐTTT, trong từng thời điểm sẽ có một hoặc một số nhu cầu tình cảm nổi lên, thậm chí hết sức mãnh liệt, chi phối thái độ khai báo của ĐTTT. Bởi vậy Thanh tra viên cần nghiên cứu kỹ nhân thân, nắm bắt đúng như cầu tình cảm của ĐTTT mà tác động thì cảm hoá, giáo dục sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, nhanh hơn.

          Người mà ĐTTT quan tâm nhiều nhất trong quá trình chất vấn là cán bộ thanh tra. Vì vậy, mỗi cử chỉ, lời nói, hành động và những đặc điểm khác của bản thân Thanh tra viên đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến ĐTTT. Trong điều kiện đó, Thanh tra viên phải luôn luôn chứng tỏ mình là người đứng đắn, khách quan, hiểu nhiều, biết rộng để cảm hoá, thuyết phục ĐTTT.

          Như vậy để cảm hoá, giáo dục đạt kết quả, Thanh tra viên cần có kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực, nắm vững đặc điểm ĐTTT, chọn những kỹ thuật cảm hoá thích hợp và kết hợp chặt chẽ với sử dụng chứng cứ, sử dụng mâu thuẫn trong quá trình chất vấn ĐTTT. 

b. Sử dụng tài liệu chứng cứ 

          Sử dụng tài liệu, chứng cứ là việc Thanh tra viên chủ động cho ĐTTT biết tài liệu, chứng cứ (cho xem hoặc nói cho biết) với mục đích tác động mạnh mẽ vào tư tưởng, tâm lý ĐTTT, buộc ĐTTT phải khai thác đầy đủ, đúng sự thật về hoạt động sai phạm của mình.

          ĐTTT không chịu khai báo đúng sự thật có nguyên nhân quan trọng là cho rằng cơ quan thanh tra chưa có hoặc có ít tài liệu, chứng cứ về vụ việc, cho nên họ có thể tìm cách che giấu được sự thật.

          Khi bị phát hiện và bị chất vấn, ĐTTT suy nghĩ phỏng đoán vì sao bị bại lộ, cơ quan thanh tra đã nắm được những tài liệu, chứng cứ gì, hiểu đến đâu những hoạt động sai phạm của bản thân và đồng s. Từ đó, ĐTTT xác định cho mình cách xử sự trong quá trình chất vấn. ĐTTT thường tìm cách chối quanh nếu biết hoặc hiểu nhầm cơ quan thanh tra thiếu tài liệu, chứng cứ. Có ĐTTT tỏ ra lì lợm, nhưng có những ĐTTT sử dụng thủ đoạn xảo quyệt nhằm tìm hiểu xem cán bộ thanh tra biết đến đâu để tính toán khả năng khai báo của mình. Trong những trường hợp như vậy, cần sử dụng tài liệu, chứng cứ đánh mạnh vào thái độ ngoan cố, thiếu thành khẩn của ĐTTT, buộc ĐTTT khai báo đầy đủ, đúng sự thật về hoạt động sai phạm của mình và của đồng s.

          Muốn sử dụng đúng, có hiệu quả tài liệu, chứng cứ đã thu được, Thanh tra viên cần tuân thủ một số  quy tắc sau đây:

– Chỉ sử dụng tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra xác minh kỹ lưỡng, có căn cứ xác định chứng cứ đó là chính xác và sử dụng trong phạm vi giá trị chứng minh của nó. Nếu chứng cứ được đưa ra sử dụng không chính xác sẽ càng củng cố thái độ ngoan cố, ù lì của ĐTTT hoặc sẽ dẫn đến bức hỏi, mớm hỏi.

– Tài liệu, chứng cứ phải được sử dụng đúng lúc. Không nên đưa tài liệu, chứng cứ khi ĐTTT ở trong trạng thái tuyệt vọng, hay bất mãn, bực bội không muốn tiếp nhận và phản ứng lại bất cứ thông tin nào từ phía Thanh tra viên.

– Cần phải nghiên cứu, tính toán, cân nhắc kỹ toàn bộ tài liệu, chứng cứ đã có thể sử dụng theo một logic hợp lý sao cho tài liệu, chứng cứ được sử dụng trước là tiền đề và điều kiện của tài liệu, chứng cứ sử dụng sau.

– Trước lúc sử dụng tài liệu, chứng cứ nào cần hỏi những chi tiết xung quanh tài liệu , chứng cứ đó để sao cho khi đưa ra ĐTTT không có khả năng vô hiệu hoá tài liệu, chứng cứ được sử dụng.

– Nếu phát hiện ĐTTT không có khả năng hiểu được bản chất của tài liệu, chứng cứ thì trước khi đưa tài liệu, chứng cứ, cần giải thích cơ sở khoa học của tài liệu, chứng cứ sử dụng cho ĐTTT rõ.

          Trong thực tiễn ta thường đặt những câu hỏi không đi thẳng vào sự việc, dùng lối nói lấp lửng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, sử dụng những chứng cứ gián tiếp gây cho ĐTTT cảm giác ta đã biết được hoạt động sai phạm của ĐTTT và đồng sự.

– Quá trình sử dụng tài liệu, chứng cứ cần quan sát phát hiện những biến đổi trạng thái tâm lý của ĐTTT.

– Không được đưa cho ĐTTT cầm xem lại tài liệu, vật chứng, tránh lộ bí mật và đề phòng họ phá huỷ.

– Cần có nghệ thuật sử dụng tài liệu chứng cứ như để lộ nội dung, để lộ nguồn, nêu cụ thể tài liệu, chứng cứ hoặc nêu chung chung. 

c. Sử dụng mâu thuẫn 

          Sử dụng mâu thuẫn là việc Thanh tra viên chủ động vạch những mâu thuẫn trong lời khai của ĐTTT, đánh vào thái độ khai báo quanh co, giấu giếm của họ, buộc ĐTTT phải khai báo đầy đủ, đúng sự thật.

          Trong quá trình chất vấn, ĐTTT thường khai báo quanh co giấu giếm sự thật làm xuất hiện những mâu thuẫn trong lời khai của chúng. Những mâu thuẫn này có ý nghĩa trong việc làm rõ thái độ thiếu thành khẩn của ĐTTT.

          Việc sử dụng mâu thuẫn để đấu tranh với ĐTTT phải trải qua hai giai đoạn sau đây:

* Phát hiện kịp thời, đầy đủ và tìm được nguyên nhân gây ra mâu thuẫn

          Trong thực tiễn chất vấn, chúng ta thường gặp những loại mâu thuẫn sau đây:

– Lời khai của ĐTTT mâu thuẫn với tài liệu, chứng cứ chúng ta thu được trong quá trình thanh tra.

– Lời khai trước và sau của ĐTTT mâu thuẫn với nhau.

– Lời khai của ĐTTT mâu thuẫn với trình độ, khả năng cả ĐTTT.

– Lời khai của ĐTTT mâu thuẫn với các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội.

          Để phát hiện đầy đủ, kịp thời các mâu thuẫn, Thanh tra viên phải nắm vững tài liệu của vụ việc, tập trung theo dõi, nghiên cứu quá trình khai báo của ĐTTT, phân tích từng lời khai và thu thêm những tài liệu để có căn cứ xác định.

          Những loại mâu thuẫn trên có thể là tình tiết, có thể là vấn đề cơ bản của vụ việc, song cách giải quyết chúng như thế nào trong quá trình chất vấn là tuỳ thuộc ở nguyên nhân gây ra mâu thuẫn đó.

          Thông thường vì muốn giấu lỗi, làm nhẹ lỗi hoặc đánh lạc hướng thanh tra nên lời khai của ĐTTT mâu thuẫn với thực tế khách quan. Tuy nhiên, có trường hợp nguyên nhân gây ra mâu thuẫn là do trình độ, khả năng diễn đạt, do trạng thái tâm lý không ổn định, do hiểu không đúng bản chất sự việc, hiện tượng, do trí nhớ kém nên lời khai không đúng với thực tế khách quan. Mỗi loại mâu thuẫn do những nguyên nhân khác nhau gây ra cần có phương pháp thích ứng giải quyết chúng. Sử dụng mâu thuẫn đấu tranh làm rõ ĐTTT chỉ trong phạm vi chúng cố tình khai sự thật. Do vậy, việc nghiên cứu phát hiện là điều kiện đầu tiên cho việc sử dụng mâu thuẫn đúng đắn, có hiệu quả.

* Sử dụng mâu thuẫn để đấu tranh

          Khi phát hiện ra mâu thuẫn và nguyên nhân gây mâu thuẫn thi Thanh tra viên mới chọn được cách giải quyết đúng đắn.

          Thông thường mâu thuẫn do trí nhớ của ĐTTT kém mà khai sai thì Thanh tra viên dùng cách gợi nhớ, nếu do trình độ và khả năng diễn đạt kém thì dùng kỹ thuật hỏi tuần tự, nếu tâm lý không ổn thì phải tạo ra bầu không khí chất vấn bình thường làm yên lòng ĐTTT…

          Đối với mâu thuẫn do ĐTTT cố ý khai sai sự thật tạo ra thì ta mới sử dụng mâu thuẫn để đấu tranh làm rõ. Trong quá trình sử dụng mâu thuẫn để đấu tranh cần tuân theo một số quy tắc sau:

– Mâu thuẫn phải được sử dụng đúng lúc. Không thể sử dụng mâu thuẫn vào giai đoạn cuối chất vấn ĐTTT, đồng thời cũng không nên sử dụng mâu thuẫn vào thời điểm ĐTTT đang chống đối quyết liệt hay tuyệt vọng.

– Quá trình làm rõ mâu thuẫn là quá trình đấu lý, đấu lẽ, do đó cần đề phòng nguỵ biện, bức, mớm hỏi. Thanh tra viên cần đưa ra được những căn cứ khoa học và có thái độ khách quan trong khi làm rõ mâu thuẫn.

– Nên tập hợp một loạt mâu thuẫn đủ sức làm rõ sự khai dối của ĐTTT. Tuy vậy không nên tập hợp toàn bộ mâu thuẫn rồi làm rõ cùng một lúc. Làm như vậy dễ đẩy ĐTTT đi đến lì lợm, im lặng. Cũng không nên phát hiện ra mâu thuẫn thì làm rõ ngay, bởi vì trong trường hợp đó, ĐTTT dễ dàng tìm cớ để biện bạch cho lời khai của mình.

          Các phương pháp cảm hoá, giáo dục, sử dụng tài liệu, chứng cứ, sử dụng mâu thuẫn có mối liên hệ mật thiết với nhau.

          Muốn giải quyết những động cơ kìm hãm, kích thích ĐTTT khai báo thành khẩn, Thanh tra viên phải nghiên cứu nắm vững đặc điểm của ĐTTT, nắm vững những tài liệu, chứng cứ đã có về vụ việc, trên cơ sở đó mà tiến hành cảm hoá giáo dục kết hợp với sử dụng tài liệu, chứng cứ, sử dụng mâu thuẫn, tác động một cách có nghệ thuật, có hệ thống vào tâm lý ĐTTT. Không nắm vững mối liên hệ chặt chẽ giữa các phương pháp, sử dụng chúng một cách chia cắt sẽ không phát huy được hiệu quả  của từng phương pháp. 

c. Kỹ thuật chất vấn ĐTTT 

          Kỹ thuật chất vấn ĐTTT rất phong phú, đa dạng, phản ánh kinh nghiệm và tài năng của cán bộ chất vấn. Trong thực tiễn thanh tra  đã hình thành những kỹ thuật chất vấn điển hình, phổ biến, trong đó có kỹ thuật cứng; có kỹ thuật linh hoạt, mềm dẻo; có kỹ thuật mang tính tổng hợp các động tác, có kỹ thuật mang tính đơn lẻ… Dù đa dạng đến đâu nhưng một kỹ thuật chất vấn khi được áp dụng thì đảm bảo các điều kiện sau đây:

– Không trái với đạo đức xã hội chủ nghĩa.

– Không trái  với  quy định  của  pháp  luật.

– Có căn cứ khoa học là đặc điểm và số lượng tài liệu, chứng cứ thu được, đặc điểm tâm lý của ĐTTT.

          Những kỹ thuật điển hình và phổ biến được áp dụng nhiều trong thực tiễn chất vấn ĐTTT ở nước ta là kỹ thuật hỏi thẳng, hỏi dò, gợi ý hỏi sâu thêm, hỏi tuần tự, hỏi vòng quanh, hỏi đứt quãng, hỏi bất ngờ vào điểm yếu, hỏi củng cố từng bước, cho viết giải trình. 

* Hỏi thẳng 

          Hỏi thẳng là cách nêu thẳng, trực tiếp vấn đề cần làm rõ, yêu cầu của ĐTTT phải trả lời vào vấn đề đó.

          Hỏi thẳng có tác dụng trực tiếp và nhanh chóng làm rõ nội dung, yêu cầu các vấn đề mà ta muốn biết, đồng thời có tác dụng đánh mạnh vào tâm lý ĐTTT, tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc hỏi, làm rõ những vấn đề khác.

          Hỏi thẳng là một kỹ thuật cơ bản, được hỏi nhiều trong quá trình chất vấn ĐTTT. Có thể hỏi thẳng vào sai phạm những vấn đề cơ bản của vụ việc và cũng có thể hỏi thẳng vào các chi tiết cụ thể của vụ việc, của những vấn đề cần hỏi khác.

          Chỉ được hỏi thẳng trong phạm vi chứng minh của tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra, xác minh kỹ, bảo quản chính xác có liên quan đến vấn đề cần hỏi thẳng. Hỏi thẳng là đã nêu cụ thể sự việc, cho nên nội dung của câu hỏi phải nằm trong phạm vi chứng minh và mối liên hệ tất yếu với tài liệu, chứng cứ đã có. Thanh tra viên không nên đặt câu hỏi quá chi tiết.

          Do hỏi thẳng gắn liền với sử dụng tài liệu, chứng cứ, nên khi sử dụng kỹ thuật này phải chú ý đảm bảo yêu cầu  pháp  luật  và  yêu cầu nghiệp vụ của công tác thanh tra.

          Muốn sử dụng hỏi thẳng đạt kết quả cao cần tính tới những yếu tố khác như: tâm lý ĐTTT, vấn đề cần hỏi và thời điểm hỏi… 

* Hỏi dò 

          Hỏi dò là kỹ thuật vừa hỏi vừa thăm dò, vừa nghiên cứu phân tích để dần dần đi đến làm rõ sự thật về những vấn đề đang nghi vấn. Đó là hỏi từ xa đến gần, từ ngọn đến gốc, từ hiện tượng đến bản chất.

          Trong thực tế, có nhiều vụ việc và tài liệu, chứng cứ rất hạn chế, song hỏi dò cũng làm sáng tỏ được những vấn đề cần hỏi. Thông thường, hỏi do khó hơn, tốn nhiều công sức hơn nói thẳng. Hỏi dò không đúng cách sẽ dẫn tới lệch lạc, làm hỏng mục tiêu chất vấn và đôi khi dẫn đến sai lầm mớm cung hoặc không thu được kết quả.

          Hỏi dò thường được sử dụng đối với những vấn đề chưa rõ. Chưa có căn cứ xác thực để kết luận đúng sự thật hay không, có liên quan trực tiếp đến hành vi sai phạm hay không, hoặc những việc còn nằm trong suy luận, phán đoán, nhưng là những vấn đề cần thiết phải được làm rõ.

          Khi sử dụng kỹ thuật hỏi dò cần chú ý mấy vấn đề sau:

– Dựa trên nhiều tài liệu khác nhau và kinh nghiệm chất vấn của mình, Thanh tra viên đưa ra nhận định phán đoán khả năng có sự việc xảy ra ?? phương hướng cho hỏi dò.

– Phải hướng ĐTTT đi vào vấn đề cần hỏi một cách thích hợp, tự nhiên, đồng thời xác định được những vấn đề thứ yếu xung quanh vấn đề cần làm rõ.

– Phải hết sức khách quan, đề phòng rơi vào mớm hỏi, đồng thời phải vững vàng, tự tin, chủ động, không để ĐTTT phán đoán được Thanh tra viên hiểu biết về chúng còn quá ít.

– Phải kiên trì mở rộng diện để tìm điểm. Muốn vậy, cần phải biết khêu gợi cho ĐTTT nói nhiều, nhiều vấn đề có liên quan với vấn đề cần làm. Mặt khác, trong quá trình đó Thanh tra viên chủ động theo dõi để phát hiện những sơ hở của ĐTTT hoặc những dấu hiệu né tránh sự thật nếu ĐTTT cố tình khai dối.

– Hỏi đến đâu phải kịp thời thẩm tra xác minh đến đó. Để giải quyết yêu cầu này cần phải tận dụng tối đa mọi khả năng về các phương tiện, lực lượng và biện pháp nghiệp vụ. Việc thẩm tra, xác minh kịp thời sẽ tạo cơ sở thuận lợi để nhận định, phán đoán tiếp theo và có thêm điều kiện cho phương pháp hỏi dò tiếp tục phát triển. 

*Gợi ý hỏi sâu thêm 

          Gợi ý hỏi sâu thêm làm rõ những vấn đề do kết quả hỏi dò thu được hay những sự việc do ĐTTT tự ý khai ra ngoài hiểu biết của cơ quan thanh tra. Gợi ý hỏi sâu thêm thường có tác dụng trong các trường hợp cụ thể sau đây:

– Trường hợp ĐTTT muốn khai thật thì việc gợi ý hỏi sâu thêm có tác dụng chi tiết hoá lời khai, làm sáng tỏ toàn bộ sự việc, bổ sung được những chỗ trống trong lời khai, giải thích, loại trừ những mâu thuẫn xuất hiện trong lời khai và do đó mà có thể kiểm tra được lời khai của ĐTTT. Trong điều kiện nhất định việc gợi ý hỏi sâu thêm có thể phát triển, làm rõ được những vấn đề mới khác. Hỏi sâu thêm có thể sử dụng các loại câu hỏi làm rõ, bổ sung, chi tiết, kiểm tra, gợi nhớ.

– Trường hợp ĐTTT khai dối: Khai dối là một loại hoạt động tư duy. Để khai dối, ĐTTT phải hoạt động tư duy căng thẳng. Thông thường ĐTTT lợi dụng những cái có thật trong thực tế rồi suy tính giữ lại cái gì, bỏ đi cái gì và lấy cái gì lấp vào chỗ trống đó. Từ logic ấy, ta thấy rằng một câu hỏi của cán bộ đặt ra, ĐTTT phải có ba câu trả lời. Số câu trả lời tăng theo cấp số nhân, còn số câu hỏi tăng theo cấp số cộng sẽ dẫn ĐTTT đến căng thẳng tột độ và mất niềm tin vào sức thuyết phục của các lời khai dối mà đã đưa ra. Vì vậy, đến một lúc nào đó buộc ĐTTT phải thay đổi quan điểm.

          Trong thực tế, nhiều ĐTTT đã chuẩn bị trước lời khai dối, song không sao dự kiến hết mọi tình huống có thể xảy ra. Trường hợp Thanh tra viên giàu kinh nghiệm thì sau một câu hỏi, trả lời trượt ra khỏi "quỹ đạo" đã chuẩn bị, lời khai trước mâu thuẫn với lời khai sau, ĐTTT rơi vào tình trạng bế tắc, sức thuyết phục của sự chuẩn bị trước đây bị phá vỡ và phải thay đổi lập trường khai báo.

          Trong những vụ việc có nhiều ĐTTT, tuy chúng có thoả thuận với nhau về lời khai để chi giấu sự thật, song không thể đầy đủ và tỉ mỉ. Trường hợp đó nếu dùng kỹ thuật hỏi sâu thêm có thể làm xuất hiện mâu thuẫn giữa lời khai của các ĐTTT. Từ đó sẽ có hướng đấu tranh thích hợp buộc ĐTTT khai thật.

Tuy nhiên trong trường hợp này, nếu việc gợi ý hỏi sâu thêm không tốt, ĐTTT sẽ biết được nhược điểm về sự hiểu biết của cán bộ và sẽ tiếp tục khai dối, làm cho Thanh tra viên mất phương hướng, không thẩm tra xác minh được, gây thêm khó khăn cho việc chất vấn tiếp theo.

          Vì vậy chỉ được gợi ý hỏi sâu thêm trong phạm vi sự việc ĐTTT đã khai ra. Mặt khác, cần hỏi theo hướng thu những lời khai cụ thể, có khả năng thẩm tra xác minh được. Trong nhiều trường hợp có thể hỏi lập đi, lập lại một sự việc nhưng ở thời gian khác nhau.

          Trong mọi tình huống, Thanh tra viên không để lộ mục đích của cuộc chất vấn, không để ĐTTT phát hiện ra khả năng hiểu biết của mình về vấn đề đang hỏi. 

* Hỏi tuần tự 

          Hỏi tuần tự là kỹ thuật hỏi theo trình tự sự việc xảy ra hoặc hỏi theo trình tự thời gian.

          Kỹ thuật hỏi tuần tự có tác dụng giúp cho ĐTTT nhớ lại một cách có hệ thống sự việc để khai được chi tiết, rõ ràng, đồng thời cũng có tác dụng kiểm tra lại một cách có hệ thống diễn biến của sự việc từ đầu đến cuối. Nếu lời khai không đúng sự thật sẽ làm cho ĐTTT phải lúng túng và ta dễ phát hiện mâu thuẫn.

          Sử dụng kỹ thuật này kết hợp với kỹ thuật hỏi dò ta có thể mở rộng các vấn đề cân hỏi rồi đi sâu vào từng việc để sàng lọc, chọn điểm mà ĐTTT không phát hiện được chứng cứ, tài liệu của ta còn yếu. Thanh tra viên có thể hỏi theo trình tự sự việc hoặc theo trình tự thời gian hay kết hợp cả hai hình thức đó.

          Hỏi theo trình tự thời gian là hỏi lần lượt theo từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm để ĐTTT khai theo một thời gian liên tục, kể lại tất cả mọi suy nghĩ, những tin tức đã biết và những hoạt động trong thời gian đó mà Thanh tra viên cần làm rõ.

          Chất vấn theo trình tự thời gian có tác dụng mở rộng diện, còn hỏi theo trình tự sự việc có tác dụng đi sâu làm rõ vấn đề. Vì vậy nếu kết hợp sử dụng hai hình thức này thì chất vấn sẽ đạt kết quả tốt.

          Khi sử dụng kỹ thuật hỏi tuần tự, cần chú ý quan sát, theo dõi thái độ khai báo của ĐTTT. Cần phát hiện ra những lúng túng, do dự, đắn đo của ĐTTT khi khai báo, hay sự cố ý lờ đi khi đụng đến một vấn đề nào đó hoặc những hiện tượng đứt đoạn, rời rạc, đảo lộn không hợp lý trong lời khai. Từ đó, đi sâu nghiên cứu phát hiện mâu thuẫn để đấu tranh tìm ra sự thật.

          Thông thường có thể hỏi tuần tự vào những vấn đề ra chưa rõ, chưa có chứng cứ chứng minh, song cũng có thể hỏi tuần tự vào giai đoạn cuối của cuộc thanh tra với mục đích hệ thống lại toàn bộ lời khai của ĐTTT đã khai trước đây. 

*Hỏi vòng quanh 

          Hỏi vòng quanh là kỹ thuật hỏi trước những chi tiết xung quanh vấn đề cần làm rõ, sao cho khi đưa vấn đề này ra, ĐTTT không thể vô hiệu hoá tài liệu, chứng cứ được sử dụng hoặc tìm cách lẩn tránh sự thật vấn đề cần làm rõ.

          Trong quá trình trả lời ĐTTT thường tìm cách vô hiệu hoá tài liệu chứng minh mà Thanh tra viên đưa ra hoặc tìm cách lẩn tránh trả lời thật vấn đề cần hỏi. Sử dụng kỹ thuật hỏ vòng quanh có tác dụng làm cho ĐTTT mất cảnh giác, không thể biết được ý định của cán bộ chất vấn đánh vào điểm nào.     Do vậy, khi trả lời những câu hỏi vòng quanh ĐTTT sẽ khai báo bình thường. Cho tới lúc tình tiết xung  quanh vấn đề chính cần hỏi đã được khép kín Thanh tra viên sẽ đưa ra hỏi vấn đề đang cần làm rõ, ĐTTT không còn lối thoát nào nữa nên buộc phải khai nhận sự thật.

          Trong thực tế có nhiều ĐTTT trước chứng cứ cụ thể phải thú nhận đúng hành động sai phạm, song lại khai không đúng mục đích, động cơ sai phạm. Đây là vấn đề phức tạp nếu khéo hỏi vòng quanh trước khi đi vào điểm chính sẽ chặn được thủ đoạn khai dối của ĐTTT nhằm chi giấu lỗi lỗi hoặc giảm nhẹ lỗi.

          Hỏi vòng quanh thường được áp dụng với những ĐTTT ngoan cố, thận trọng, luôn luôn đề phòng khi khai báo, hoặc được sử dụng khi xét thấy về mặt tâm lý, nếu hỏi ngay vào vấn đề chính thì ĐTTT không sẵn sàng nhận.          Hỏi vòng quanh rất khó nên Thanh tra viên phải suy nghĩ tính toán kỹ, chuẩn bị chu đáo trước lúc hỏi. Sử dụng kỹ thuật hỏi vòng quanh cần chú ý mấy vấn đề sau đây:

– Xác định rõ điểm chính và những tài liệu, chứng cứ xác minh điều đó, đồng thời hình thành trước những câu hỏi vòng quanh.

– Quá trình hỏi phải hết sức tự nhiên không để lộ ý đồ cho ĐTTT đoán biết được.

– Phải củng cố chặt chẽ, đầy đủ lời khai xung quanh trước khi đi vào điểm chính. 

* Hỏi đứt  quãng 

          Hỏi đứt quãng là kỹ thuật hỏi không theo trình tự sự việc và cũng không theo trình tự thời gian.

          Kỹ thuật mày làm cho ĐTTT không hiểu được mục đích thực của Thanh tra viên. Do vậy, ĐTTT không có điều kiện để chuẩn bị lời khai dối, tạo cho Thanh tra viên chủ động tiến công ĐTTT. Hỏi đứt quãng được áp dụng đối với những ĐTTT ranh mãnh, xảo quyệt, có nhiều kinh nghiệm đối phó trong quá trình thanh tra.

          Khi sử dụng kỹ thuật này, ta có thể chia sự việc cần hỏi thành nhiều đoạn, lúc hỏi đoạn này, lúc hỏi đoạn khác, không có hệ thống, không liên tục. Giữa các đoạn Thanh tra viên đệm vào những việc khác không liên quan trực tiếp đến nội dung việc cần hỏi. Trong thực tế, cũng có thể chia sự việc cần hỏi thành nhiều chi tiết rồi khi có điều kiện thích hợp thì mới đưa các chi tiết đó ra hỏi chen vào nội dung của những việc khác. Như vậy, muốn hỏi đứt quãng, chất vấn phải được kéo ra trong một thời gian dài gồm nhiều buổi.

          Sử dụng kỹ thuật hỏi đứt quãng cần chú ý mấy vấn đề sau đây:

– Phải nắm vững yêu cầu toàn bộ và yêu cầu từng phần của từng phần của vấn đề cần hỏi.

– Chuẩn bị kỹ các câu hỏi chính và câu hỏi phụ

– Phải thiết lập được mối liên hệ tự nhiên giữa các câu hỏi chính với các cây hỏi đệm, câu hỏi nguỵ trang.

– Thái độ, cử chỉ của cán bộ chất vấn phải tự nhiên, không được thu hút sự chú ý của ĐTTT vào câu hỏi chính. Việc ghi cung cũng phải tính toán sao cho ĐTTT không phát hiện ra ý đồ của cán bộ chất vấn, song lại dễ tổng hợp những nội dung trong lời khai. 

* Hỏi bất ngờ vào điểm yếu 

          Hỏi bất ngờ vào điểm yếu là kỹ thuật hỏi vào điểm mà ĐTTT cố giấu và cho là bí mật nhất, quan trọng nhất, nếu cán bộ chất vấn biết điều đó thì có nghĩa là tất cả hoạt động sai phạm đã bị lộ; hoặc hỏi bất ngờ vào điểm nào đó trong lúc ĐTTT đang ngoan cố chối cãi, làm cho ĐTTT không kịp đối phó, bị dồn vào tình thế hoang mang, dao động, buộc phải khai nhận sự thật. Trên đà tiến công đó, Thanh tra viên tiếp tục mở rộng ra nhiều vấn đề khác. Hỏi bất ngờ vào điểm yếu là một kỹ thuật tác động tâm lý mạnh mẽ vào ĐTTT và trong nhiều trường hợp có ý nghĩa làm thay đổi hẳn lập trường khai báo của ĐTTT.

          Hỏi bất ngờ vào điểm yếu thường được áp dụng với những ĐTTT mà tài liệu, chứng cứ thu được chưa có nhiều, ĐTTT chủ quan, thái độ ngoan cố, coi thường hiểu biết của Thanh tra viên.

           Hỏi bất ngờ vào điểm yếu tuy lợi hại song có nhiều khó khăn, phức tạp. Thanh tra viên phải linh hoạt và mưu trí tì việc sử dụng kỹ thuật này mới mang lại kết quả tốt.

          Khi thực hiện kỹ thuật hỏi bất ngờ vào điểm yếu phải chú ý mấy vấn đề sau đây:

+ Chọn đúng điểm yếu

          Điểm yếu là những vấn đề mà đối tượng cho là bí mật nhất. Đó có thể bí mật về hoạt động sai phạm, về đời tư, về sinh hoạt đạo đức…

          Chọn đúng điểm yếu để đột phá là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của kỹ thuật này. Điểm đột phá có khi là điểm mấu chốt của vụ việc, có khi là một chi tiết, cũng có khi chỉ là một điểm không liên quan trực tiếp đến vụ việc, nhưng lại là một điểm có ý nghĩa kỹ thuật tác động lớn đến tâm lý, tư tưởng của ĐTTT. Để xác định đúng điểm yếu Thanh tra viên phải nghiên cứu thật công phu, toàn diện về hoạt động sai phạm của ĐTTT và nhân thân của họ. Cần tìm hiểu kỹ những vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến yếu điểm để tạo điều kiện cho sử dụng kỹ thuật này.

+ Tạo thế bất ngờ và đột phá điểm yếu đúng lúc

          Tạo bất ngờ là bằng nhiều động tác khác nhau, tạo ra những điều kiện bất ngờ đối ĐTTT khi Thanh tra viên hỏi vào điểm chính. Tạo thế bất ngờ có thể bằng cách cho ĐTTT nói thật nhiều, say sưa với sự lừa dối của mình. Hoặc cuối buổi cung chất vấn nêu vấn đề cho ĐTTT suy nghĩ để hôm sau khai báo được tốt, song buổi sau lại không hỏi vào vấn đề đó mà vào vấn đề khác.

          Đột phá điểm yếu đúng lúc là tính toán hỏi vào điểm yếu lúc có lợi nhất, tác động mạnh mẽ nhất vào tâm lý ĐTTT.

          Đột phá điểm yếu có nhiều cách như: đang hỏi một vấn đề khác, bỗng nhiên quay lại đưa điểm yếu ra khỏi một cách bất ngờ. Trong trường hợp này, Thanh tra viên phải tỏ ra nắm chắc vấn đề, câu hỏi phải ngắn gọn, rõ, tái độ phải kiên quyết, nhằm tăng sức uy hiếp, tạo được đòn bất ngờ làm lung lay thái độ ngoan cố, đẩy ĐTTT vào thế nao núng buộc phải khai sự thật. Hoặc có thể nói bóng gió chỉ đủ gây cảm giác cho ĐTTT hiểu ngầm được vấn đề mà cán bộ chất vấn muốn đưa ra. Trong những vụ việc có nhiều ĐTTT, việc chọn chất vấn trước những tên nhút nhát, bạc nhược cũng là cách hỏi bất ngờ vào điểm yếu.

+ Hỏi rộng ra điểm khác

          Từ điểm đột phá ĐTTT đã khai, Thanh tra viên cần mở rộng diện để thu thập những thông tin khác hoặc sự thú nhận toàn bộ sự thật về vụ việc mà ĐTTT biết. Đây là cách hỏi từ điểm đến diện để phát huy thắng lợi đã đạt được. Muốn vậy phải có sự kết hợp với cảm hoá, thuyết phục mới giải quyết tư tưởng sợ lỗi nặng, hay hoảng loạn về tâm lý của ĐTTT. Phải tạo ra được ở ĐTTT niềm tin vào chính sách về pháp luật để khai báo thành khẩn và đầy đủ, đúng sự thật. 

* Hỏi củng cố từng bước 

          Hỏi củng cố từng bước là kỹ thuật làm chặt chẽ, vững chắc lời khai của ĐTTT qua từng giai đoạn, từng bước, từng buổi chất vấn. Thanh tra viên phải hỏi sự việc một các chất vấn chi tiết, đầy đủ, chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Lời khai của ĐTTT phải được phản ánh đầy đủ trong biên bản chất vấn. Ngoài ra có thể cho viết giải trình, ghi âm lời khai của ĐTTT và nếu có thể thì quay camera buổi chất vấn đó.

          Kỹ thuật này sử dụng đối với ĐTTT hay thay đổi lời khai, hay quanh co trong khai báo hoặc trường hợp vụ việc quan trọng, phức tạp cần đưa ra xử lý công khai trước pháp luật mà yêu cầu chính trị đòi hỏi rất cao.

          Sử dụng kỹ thuật này cần chú ý:

– Khi hỏi sâu vào chi tiết nào đó, Thanh tra viên phải tỏ ra bình thường, không quá nhấn mạnh vào điều mà ta muốn biết, không xoáy sâu vào nhiều vấn đề quan trọng cùng một lúc, không hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần để ĐTTT không phát hiện được ý đồ thật của cán bộ chất vấn.

          Có trường hợp sau khi ĐTTT trả lời xong một câu hỏi, một vấn đề ta phải yêu cầu ĐTTT kỹ xác nhận ngay vào các câu trả lời đó.

– Hỏi củng cố từng bước phải gắn với thẩm tra xác minh theo đúng nguyên tắc "trọng chứng cứ, không dễ tin lời khai."  

* Cho ĐTTT viết bản giải trình 

          Viết bản giải trình không phải là khai báo theo thủ tục hành chính đơn thuần mà đó là kỹ thuật cht vn nhằm thăm dò và thu thập tài liệu. Viết giải trình vừa là quyền của ĐTTT được pháp luật đảm bảo, song cũng là điều kiện để cán bộ chất vấn động viên ĐTTT tự giác bộc lộ những sai phạm của mình. Cho ĐTTT viết bản giải trình cũng không phải là một sự buông lỏng để lấp chỗ trống về thời gian trong quá trình chất vấn.

          Kỹ thuật này thường được áp dụng với những ĐTTT đã có chuyển biến tốt về tư tưởng, những ĐTTT không có tư tưởng đối lập sâu sắc, những ĐTTT có đặc điểm cá tính dễ khai báo, những ĐTTT vị trí thứ yếu trong vụ việc, những ĐTTT là người tốt nhất thời sai phạm. Trong các trường hợp cán bộ chất vấn ít mà phải chất vấn một lúc nhiều ĐTTT hoặc cần có bút tích của ĐTTT đã khai về đồng sự, chúng ta cũng có thể sử dụng kỹ thuật cho viết bản giải trình.

          Khi cho ĐTTT viết bản giải trình cần chú ý mấy vấn đề sau đây:

– Phải xác định cho ĐTTT thái độ và trách nhiệm đúng đắn trong  quá trình viết bản giải trình, động viên, giáo dục ĐTTT khai báo thành khẩn đầy đủ và đúng sự thật.

– Nếu thu được quá ít tài liệu về ĐTTT đó thì không nên nêu những yêu cầu cụ thể, chi tiết về nội dung cần khai, song cần gợi ý để sao cho ĐTTT không khai lan man, kể công lao, thành tích, thanh minh, bào chữa.

– Phải cảm hoá, thuyết phục đối với ĐTTT, giám sát diễn biến tâm lý của ĐTTT và phải làm đầy đủ các quy định của pháp luật. 

          Trên đây là một số phương pháp, kỹ thuật thu thập chứng cứ thanh tra khi chất vấn đối tượng thanh tra nhằm giúp cho cán bộ thanh tra nghiên cứu, tham khảo và áp dụng trong thực tiễn để đạt hiệu quả tốt hơn trong công tác thanh tra. Nếu đồng chí nào muốn hỏi thêm chi tiết hoặc góp ý xây dựng nghiệp vụ cho ngành, xin liên hệ địa chỉ: Hoàng Quốc Hùng – Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, số máy: 04.8231127 hoặc 0913001513. Chúng tôi xin ghi nhận, lắng nghe, tham khảo, tổng hợp để bổ sung, cập nhật, chỉnh sửa tài liệu này để ngày một nâng cao chất lượng tài liệu nghiệp vụ cho ngành Thanh tra./.

Danh mục các Đoàn Thanh tra làm ví dụ minh hoạ  

1) Đoàn công tác liên ngành của Chính Phủ năm 2000 do Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc làm Trưởng Đoàn

2) Kinh phí hành chính sự nghiệp tại Văn phòng Bộ TP năm 2001

3) Cho và nhận con nuôi người nước ngoài tại Bắc Ninh năm 2002

4) Cho và nhận con nuôi người nước ngoài tại Vũng Tàu, Bà Rịa năm 2001

5) Cho và nhận con nuôi người nước ngoài tại TP Hải Phòng năm 2001

6) Cho và nhận con nuôi và  kết  hôn có  yếu tố nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002

7) Cho và nhận con nuôi và  kết  hôn có  yếu tố nước ngoài tại Đồng tháp năm 2002

8) Giải quyết khiếu nại của chị Dương Thị Hạnh (TAND Thủ Đức)

9) Giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Văn Trừng ở Mỹ Đức, Hà Tây

10 Giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị Lý (vụ G2)

11)Thanh tra THADS tỉnh Khánh Hoà

12)Giải quyết khiếu nại, tố cáo của ông Khúc Hoàng ở 19 A Quán Thánh

13)Giải quyết khiếu nại của bà Lưu Thị Phương ở 513 Thuỵ Khuê, Tây Hồ

14)Giải quyết khiếu nại của bà Vũ Thị Nhàn đối với CHV Đặng Anh Phi, THA  quận Long Biên – HN

15)Giải quyết khiếu nại của bà Ngô Bích Thuận trú tại số 22, ngõ 400 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ

16)Giải quyết khiếu nại, tố cáo của ông Nguyễn  Hữu  Trấn.

17)Thanh tra THADS Hải Phòng (chú ý vụ KN của ông Minh 192 Trần Thành Ngọ, Thanh tra đã phân tích tài chính…)

18)Giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Đức Bình, nguyên Chánh Thanh tra Sở Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc về cải chính việc sinh

19) Thanh tra Phòng Công chứng số 1 Thành phố H (phí và Lệ phí)

20) Thanh tra việc xây dựng trụ sở Toà án Thanh Hoá, Kiên Giang…

 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191