Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Người bị đau tim thì có được ưu tiên khi làm việc với cơ quan nhà nước
Cháu chào các luật sư, cháu vừa bị hàng xóm hành hung, nhà cháu có 2 mẹ con nên thường xuyên bị nhà ông này bắt nạt, vừa rồi mẹ cháu đi đổ rác khi đi qua cổng nhà ông thì túi thủng nên có rơi một ít rác ra cổng nhà ông ý mà không biết, lúc quay lại thì đã thấy ông ý đứng chửi là nhà cháu ném rác bẩn qua nhà ông ý buổi sáng ý trù nhà ông ý, cháu thấy thế là quá quắt nên có nói vọng sang cãi vài câu thì ông xông qua lấy thân cây tre dựng ngoài sân đuổi đánh cháu, mẹ cháu vào can cũng bị ông này đập 2 gậy, ông nói sẽ giết nếu mẹ con cháu còn láo, ông ý còn nói cứ báo công an, cần thì ông ý gọi cho, ông ý bị bệnh tim, mẹ con cháu láo với ông ý nếu ông ý chết thì mẹ con cháu đi tù, và vì thế nên công an họ sẽ bảo vệ ông ý. Cháu không hiểu thế là đúng hay sai, luật sư giúp cho cháu với ạ.
Luật sư Tư vấn Bộ luật Hình sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 10 tháng 09 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Người bị bệnh tim có được miễn trách nhiệm
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
3./ Luật sư tư vấn
Pháp luật Việt Nam được xây dựng trên cơ sở công bằng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, bảo đảm các quyền con người. Trong đó có một số quy định áp dụng cho các chủ thể là những cá nhân, tổ chức đặc biệt như người có công với cách mạng, người chưa thành niên, phụ nữ có thai, người già,… Việc đưa ra các quy định này không làm mất sự công bằng của pháp luật mà là để bảo vệ lợi ích cho các chủ thể đó một cách tốt nhất. Tuy nhiên, yếu tố mắc bệnh tim không được coi là một căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự hay để không phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý bất lợi.
Theo quy định của pháp luật, người mắc bệnh tim chỉ là đối tượng mắc bệnh nặng, việc ưu tiên của họ chỉ bị giới hạn trong một phạm vi nhất định, trong giới hạn này thì họ không được có những hành vi gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác. Không giống như quy định được áp dụng cho người chưa thành niên không có năng lực hành vi hay người mắc các bệnh làm người đó mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, những đối tượng này thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật do khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của họ bị hạn chế nên họ không phải chịu trách nhiệm về hành vi mà chỉ bị áp dụng các biện pháp để khắc phục.
Một cá nhân bị bệnh tim không phải là đối tượng được miễn trách nhiệm khi người này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Những đối tượng này chỉ được ưu tiên hơn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử (nếu có), như khi cá nhân bị bệnh tim thì trong quá trình điều tra một vụ án hình sự chẳng hạn người này sẽ được hưởng một số ưu tiên như hạn chế việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam,… Nói cách khác, họ không được miễn trách nhiệm hình sự mà chỉ được tạo điều kiện để đảm bảo sức khỏe.
Tuy nhiên, trong trường hợp hành vi của một chủ thể vi phạm pháp luật dẫn tới một người mắc bệnh tim chết thì chủ thể có hành vi có thể phải chịu các trách nhiệm nhất định theo quy định và có thể là trách nhiệm hình sự khi hành vi đáp ứng các dấu hiệu của tội phạm.
Như vậy, việc một người bị bệnh tim không phải là một trong những căn cứ để miễn trách nhiệm khi người đó thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nên lời nói của ông ấy là không có căn cứ pháp luật.
Với những tư vấn về câu hỏi Người bị đau tim thì có được ưu tiên khi làm việc với cơ quan nhà nước, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.