Người chưa thành niên có bị xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực không? Cụ thể là vi phạm giao thông?
Con em mượn xe máy của em để đi học, nhưng trên đường bị cảnh sát giao thông chặn lại và lập biên bản xử phạt trực tiếp con em mà không hề thông báo cho em, con em mới 15 tuổi, như vậy là đúng hay sai?
Luật sư Tư vấn Người chưa thành niên có bị xử phạt vi phạm hành chính – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1. Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 09 tháng 09 năm 2017
2. Cơ sở pháp lý
Luật xử lý Vi phạm hành chính 2012
3. Luật sư trả lời
Người chưa thành niên bị xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp đặc biệt, được pháp luật quy định chặt chẽ.
Thứ nhất, Chỉ nhóm người chưa thành niên từ đủ 14 trở lên mới có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 5, Khoản 1, điểm (a) Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định một trong các đối tượng bị xử phạt hành chính có “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.”
Thứ hai, các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên
– Cảnh cáo: Là hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý.
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện, với lỗi cố ý.
– Phạt tiền: Là hình thức phạt đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện. Người chưa thành niên bị áp dụng hình thức phạt tiền thì mức phạt tối đa chỉ bằng ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.
Nếu người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay.
Thứ ba, trong trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính, người chưa thành niên cũng bị buộc phải chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả với các thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt do hành vi vi phạm hành chính của mình. Cụ thể:
– Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu
– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm độc hại.
– Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
Nếu người chưa thành niên vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện, nếu họ không có khả năng thực hiện thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay hoặc bị cưỡng chế thực hiện.
Trên đây là các hình thức cơ quan chức năng sẽ áp dụng trong trường hợp xử phạt vi phạm với người chưa thành niên. Tuy nhiên Luật Hành chính trên thực tế ưu tiên các biện pháp giáo dục cải tạo cho người chưa thành niên.
Trường hợp cấu thành vi phạm hành chính do người tứ 12 tuổi có dấu hiệu tội phạm, có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng…v…v. Theo đó sẽ lựa chọn các biện pháp thay thế cho xử phạt như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính và phải bị xử phạt nhưng người vi phạm thành thật khai báo, hối lỗi có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở. Ngoài ra nếu cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình thì áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.