Câu hỏi của khách hàng: Người quản lý di sản tự chia di sản theo ý mình là đúng hay sai
mình xin hỏi một vấn đề nhờ các bạn tư vấn hộ ạ
Bà ngoại mình có 6 người con 2 gái và 4 trai, mẹ mình là con cả và bố mẹ mình đều mất sớm, sau đó 3 năm bà ngoại mình mất. Bà ngoại mình ở một mình và không sống cùng người con nào cả. Sau đó cậu mình quay về nhà Bà ở đó cho đến bây giờ. Do mảnh đất của bà sổ đỏ bị thất lạc , cậu mình đã tự sang tên đổi chủ sang tên của cậu.Giờ cậu tự ý bán nhà với giá trị là 2 tỷ 3, và tự chia nhau . Mình và gì mình đang sống ở nước ngoài không hề được biết.
Vậy mình hỏi các cậu chia nhau thế là đúng hay sai?
2 cậu mình có nói là : Chủ sở hữu mang tên cậu mình thì cậu mình hưởng chia cho ai là quyền của cậu.
Vậy cậu mình có được quyền làm như vậy không ạ. Minh phải làm gì trong trường hợp này??
MOng mọi người cho mình xin ý kiến ạ
Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 03/12/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề chia di sản thừa kế
Bộ luật dân sự 2015
3./ Luật sư trả lời Người quản lý di sản tự chia di sản theo ý mình là đúng hay sai
Để xác định cậu bạn có quyền bán mảnh đất của bà bạn không thì phải xem bà bạn mất có để lại di chúc không? Ai có quyền thừa kế tài sản đó? Theo đó, tôi chia thành 2 trường hợp sau:
Trường hợp bà mất có để lại di chúc thì sẽ chia thừa kế theo di chúc, việc cho ai hưởng thừa kế là dựa trên ý chí của bà bạn. Nếu bà bạn để lại toàn bộ di sản cho cậu bạn thì cậu bạn có quyền định đoạt tài sản đó.
Trường hợp bà bạn mất không để lại di chúc thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Do đó, những người ở hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng thừa kế, gồm: 4 cậu bạn, gì bạn, các con của mẹ bạn (mẹ bạn mất trước khi bà chết nên các con được thừa kế thế vị từ mẹ).
Bà bạn mất không để lại di chúc, những người thừa kế chưa cử người quản lý di sản mà cậu bạn đang sử dụng nên cậu bạn sẽ là người quản lý di sản đến khi các đồng thừa kế cử được người quản lý di sản.
Căn cứ Điều 617 Bộ Luật tố tụng dân sự về Nghĩa vụ của người quản lý di sản quy định như sau:
“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
…
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
…”
Trong trường hợp này, cậu bạn tự ý bán nhà do mẹ để lại không hỏi ý kiến đồng thừa kế là trái quy định pháp luật. Hợp đồng mua bán tài sản sẽ vô hiệu do trái quy định pháp luật. Bạn nên khởi kiện tới Tòa án tỉnh nơi có bất động sản để tranh chấp về thừa kế tài sản nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình và gì bạn. Tòa án sẽ dựa trên đơn khởi kiện, yêu cầu của bạn, tài liệu do các bên cung cấp để đưa ra quyết định như: Tuyên hợp đồng giao dịch dân sự của cậu bạn với người mua nhà vô hiệu hoặc yêu cầu cậu bạn phải chia số tiền bán nhà cho bạn và gì (bạn có yều cầu cậu chia số tiền bán nhà), chia di sản cho các đồng thừa kế,… Nếu bạn và gì ở xa không thể về được thì có thể ủy thác tư pháp, ủy quyền cho người khác để đại diện mình tham gia vào quá trình tố tụng.
Như vậy, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình bạn cần làm rõ bà mất có để lại di chúc không; nếu không thì bạn có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền thừa kế.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm:
- Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật
- Giải pháp nhằm hạn chế vi phạm pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất
- Pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập
- Nhận diện về lao động cưỡng bức trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành
- Bàn về điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản
- Bàn về hậu quả pháp lý việc đình chỉ thi hành án theo thỏa thuận của đương sự
- Ngành Thi hành án dân sự Bắc Kạn 17 năm xây dựng và trưởng thành
- Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự phục vụ công tác đặc xá và xét giảm án
- Thực tiễn áp dụng chế định tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2005
- Việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung công quỹ Nhà nước
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN