Người sáng tác ra truyện thì có quyền tác giả ngay không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Người sáng tác ra truyện thì có quyền tác giả ngay không?

Tôi sáng tác ra một mẩu chuyện ngắn, sau đó có đăng tải trên trang cá nhân của mình để thăm dò ý kiến người đọc, tuy nhiên việc này bị 1 vài người lợi dụng và sao chép sau đó còn in ra để bày bán mà không có ý kiến đồng ý của tôi, như vậy có thể coi là vi phạm quyền tác giả không, tôi chưa kịp đăng ký sở hữu trí tuệ.


 Người sáng tác ra truyện thì có quyền tác giả ngay không?
Người sáng tác ra truyện thì có quyền tác giả ngay không?

Luật sư Tư vấn Người sáng tác ra truyện thì có quyền tác giả ngay không– Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 22 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009

3./Luật sư trả lời

     Căn cứ Điều 3, 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả như sau:

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, cụ thể:

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Trừ các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả như sau: Tin tức thời sự thuần túy đưa tin; Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

     Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền tác giả như sau:

“1.Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”

Như vậy, căn cứ vào các nội dung theo quy định pháp luật nêu trên, truyện được xác định là một loại tác phẩm văn học thuộc đối tượng bảo hộ của quyền tác giả. Theo đó, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phụ thuộc vào nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa hoặc đã đăng ký hay chưa. Do đó, có thể hiểu, kể từ khi định hình tác phẩm truyện, thì người viết đã có quyền tác giả theo quy định của pháp luật nêu trên.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191