Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài


Con năm nay 15 tuổi. Cô ruột của con ở Pháp (đã có gia đình nhưng không có con) muốn nhận con làm con nuôi, ba mẹ con đều đồng ý. Cho con hỏi: 1. Con có được nhận làm con nuôi không? 2. Con có được thay đổi họ và tên theo họ của bố nuôi không? 3. Con có được bảo lãnh, định cư, học tập ở Pháp không? Con xin cảm ơn.

Gửi bởi: Trần Võ Tâm Duyên

Trả lời có tính chất tham khảo

Thứ nhất: Điều kiện nhận làm con nuôi

Do bạn muốn làm con nuôi của cô ruột bạn đang sinh sống ở Pháp nên trường hợp này là nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Khoản 1 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Khoản 2 Điều 28 Luật này quy định các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

Bạn 15 tuổi, người nhận nuôi bạn là cô ruột của bạn nên theo quy định trên bạn có thể được nhận làm con nuôi của cô ruột bạn.

Thứ hai: Về việc thay đổi họ tên

Điểm b khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự 2005 quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong trường hợp “Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt”. Như vậy, bạn có thể thay đổi họ tên của mình trong trường hợp có yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi bạn, cụ thể ở đây là cô ruột bạn.

Thứ ba: Điều kiện bảo lãnh, định cư học tập ở Pháp

Bạn đích thân nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Pháp tại Hà nội. Không xem xét hồ sơ gửi qua đường bưu điện, fax hay thư điện tử. Điều kiện để sang Pháp bạn liên hệ với Đại sứ quán Pháp để biết cụ thể thông tin.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Luật 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi

Trả lời bởi: Phạm Thị Bích Hảo


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191