Những ai và điều kiện được hưởng chế độ ốm đau

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Những ai và điều kiện được hưởng chế độ ốm đau

Luật sư ơi, tư vấn giúp tớ về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau với bản thân được không, tớ đóng bảo hiểm đã lâu rồi, mà giờ xin nghỉ ốm công ty cứ gây khó dễ, xin cảm ơn!


Những ai và điều kiện được hưởng chế độ ốm đau
Những ai và điều kiện được hưởng chế độ ốm đau

Luật sư Tư vấn Những ai và điều kiện được hưởng chế độ ốm đau – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!

Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 26 tháng 10 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Thông tư 59/ 2015/ TT – BLĐTBXH

3./ Luật sư trả lời

Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau được quy đinh tại Điều 24 LBHXH 2014 gồm:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và rời vào một trong các nhóm đối tượng sau:

–  Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Những người thuộc nhóm đối tượng được hưởng chế độ ốm đau nêu trên nếu rơi vào một trong các trường hợp sau sẽ được hưởng chế độ ốm đau:

Thứ nhất, bị ốm, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trong trường hợp việc ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định mà bị thì không được hưởng chế độ ốm đau. (xem chi tiết các danh mục ban hành kèm theo Nghị định 82/ 2013/ NĐ-CP, Nghị định 126/ 2015/ NĐ – CP,

Thứ hai, phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thứ ba, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thuộc các trường hợp trên.

Thật vậy, chế độ ốm đau khác với chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nên cần phân biệt rõ hai chế định pháp luật này. Người lao động chỉ được hưởng chế độ ốm đau nếu đó không phải tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; việc ốm đau phải xảy ra trong thời gian người lao động đang làm việc cho người sử dụng lao động, người lao động không đang trong thời gian nghỉ và việc ốm đau không phải do người lao động tự mình cố ý, do sau rượu, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy tạo ra.

      Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191