Những vướng mắc khi sử dụng người lao động là người nước ngoài

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Những vướng mắc khi sử dụng người lao động là người nước ngoài

Công ty tôi có nhu cầu thuê một số kỹ sư nước ngoài để thực hiện các công việc đặc thù của công ty cần trình độ chuyên môn kỹ thuật đặc biệt, tuy nhiên chúng tôi đang tìm hiểu và có vài vướng mắc đó là nếu chúng tôi tuyển dụng lao động là người nước ngoài thì ngoài việc thu hồ sơ cá nhân của họ, chúng tôi cần trình báo cho cơ quan nhà nước Việt Nam hay nước ngoài nào không, và nếu giấy phép lao động của họ hết hạn trong thời gian làm việc thì chúng tôi phải làm thế nào, phải buộc họ tự gia hạn hay chúng tôi có thể thực hiện thay họ?


Luật sư Tư vấn Những vướng mắc khi sử dụng người lao động là người nước ngoài – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 27 tháng 02 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Bộ luật Lao động 2012
  • Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

3./Luật sư trả lời

Trước hết, căn cứ Điều 170 Bộ luật Lao động 2012 quy định về việc sử dụng lao động là người nước ngoài như sau:

Điều 170. Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài

1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, với doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng người lao động là người nước ngoài thì chỉ được sử dụng đối với những công việc mà lao động Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định về trường hợp sử dụng người lao động nước ngoài như sau:

Điều 4. Sử dụng người lao động nước ngoài

1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

a) Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các Khoản 4, 5 và 8 Điều 172 của Bộ luật Lao động và Điểm e, Điểm h Khoản 2 Điều 7 Nghị định này thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.”

Theo đó, khi sử dụng người lao động là người nước ngoài, người sử dụng lao động cần báo cáo giải trình tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc.

Với người lao động là người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2012 như sau:

Điều 169. Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.”

Theo đó, bên cạnh các điều kiện về năng lực hành vi, trình độ chuyển môn kĩ thuật và sức khỏe đảm bảo thì người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam cần phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cấp. Căn cứ Điều 11 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, thời hạn của Giấy phép lao động được quy định như sau:

Điều 11. Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;

2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;

4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;

5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

6. Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.”

Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, người sử dụng lao động là người thực hiện thủ tục trình tự cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty mình.

Như vậy, theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động là người thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động. Trường hợp Giấy phép lao động của người lao động hết thời hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động theo quy định.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191