Phân tích quy định cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ?
Luật Hôn nhân & gia đình nước ta cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ. Ngoài yếu tố đạo đức và phong tục tập quán, điều này còn có ý nghĩa gì về mặt khoa học không?
Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân này là từ những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như: mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu xanh), bạch tạng, da vảy cá, v.v…
Khoa học về di truyền giải thích những hiện tượng bất thường này là mọi đặc điểm trên cơ thể đều được quy định bởi những cấu trúc di truyền có trong nhân tế bào được gọi là gene, kể cả trường hợp bệnh lý.
Cơ thể mỗi người đều có một cơ cấu di truyền, bao gồm một số lượng gene rất lớn, ước tính khoảng 500-600 nghìn gene, trong số đó không tránh khỏi dăm, bảy gene lặn bệnh lý này khác nhưng chưa có điều kiện bộc lộ gây tác hại.
Tuy nhiên gene lặn bệnh lý tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nếu cuộc hôn nhân được tiến hành với người khác dòng họ thì nguy cơ này thường không cao. Trái lại hôn nhân cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gene lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau và dễ tạo sinh những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.
Các nhà khoa học nhận thấy ở những quần thể dân cư nhỏ sống biệt lập (không có điều kiện kết hôn rộng ra với các quần thể dân cư khác), các bệnh tật di truyền bẩm sinh rất cao.
Tại nước ta, qua điều tra cho thấy một số bệnh di truyền thường có tỷ lệ cao hơn ở các dân tộc ít người. Phải chăng đó là vì tập quán và điều kiện địa lý cách trở khiến các cuộc hôn nhân của các dân tộc ít người bị bó hẹp trong một quần thể dân cư nào đó.
Ngày nay quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những tác động tích cực đến sự phát triển chung của đất nước, quá trình toàn cầu hoá cũng mang theo nó những ảnh hưởng mặt trái, tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá xã hội đối với các cộng đồng dân cư.
Có thể thấy những năm gần đây sự xáo trộn trong định hướng giá trị có sự trộn lẫn các yếu tố phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại đã tác động khá mạnh đối với thanh niên. Quá trình xã hội hoá thanh niên diễn ra khá đa chiều và phức tạp như hiện nay, có thể thấy đã xuất hiện khá nhiều quan niệm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình trong thanh niên trở nên khá lạ lẫm so với những thế hệ đi trước.
Theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định về Việc cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây:
– Người đang có vợ hoặc có chồng;
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
– Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Giữa những người cùng giới tính.
Mặt khác để tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và tiến tới xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu số. Ngày 27/03/2002, Chính phủ đã thông qua Nghị định số 32/2002/NĐ – CP, trong đó quy định về quyền và các thủ tục kết hôn đối với người dân thiểu sổ. Cụ thể tại Điều 7 có quy định rằng:
“Điều 7. Việc kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người trong dòng họ với nhau
Nghiêm cấm tập quán kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có liên quan dòng họ trong phạm vi ba đời. Vận động xoá bỏ phong tục, tập quán cấm kết hôn giữa những người có liên quan dòng họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên.”
Tuy pháp luật nước ta đã có những quy định rất chặt chẽ về vấn đề này, nhưng có vẻ như khi đưa vào thực tế áp dụng tại các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số thì pháp luật lại hoàn toàn bị chi phối bởi các phong tục tập quán nơi đây. Phần nhiều sự ảnh hưởng này xuất phát từ việc tuyên truyền pháp luật của các cấp chính quyền điạ phương và những ảnh hưởng do sự cách biệt địa lí của những dân tộc này làm cho họ phụ thuộc hơn vào tục lệ của làng, lời nói của trưởng bản chứ không phải vào pháp luật của Nhà nước.
Có một số giải pháp có thể cải thiện hơn tình trạng này như sau:
Do mức độ tiếp cận của thanh niên đối với văn bản pháp luật về Luật Hôn nhân và Gia đình và các tài liệu khác có liên quan còn thấp trên hầu hết các kênh thông tin trừ tivi và đài báo. Mặt khác do độ nhận thức của thanh niên không giống nhau ở những nội dung khác nhau của Luật Hôn nhân và Gia đình.
Thế nên cần khuyến nghị Về phía ủy ban dân số gia đình và trẻ em ở các vùng dân tộc thiểu số, được coi là cơ quan quản lý nhà nước có mối quan hệ gần gũi nhất với vấn đề gia đình, ủy ban phải tham gia trực tiếp và quá trình đưa Luật Hôn nhân và Gia đình tới thanh niên. Bao gồm việc xây dựng chương trình kế hoạch, thiết kế nội dung, hỗ trợ chuyên môn, cung cấp kinh phí cho các tổ chức và đoàn thể nhằm phổ biến sâu rộng Luật Hôn nhân và Gia đình tới thanh niên nói riêng và trong cộng đồng xã hội nói chung.
Về phía nhà trường, phải tiếp tục đảm nhiệm vị trí là kênh thông tin chính để truyền thụ các kiến thức cho nam nữ thanh niên về Luật Hôn nhân và Gia đình. Hoạt động này có thể triển khai lồng ghép vào một số sinh hoạt ngoại khóa của học sinh và môn học giáo dục công dân.
Bài luận liên quan:
- Vai trò của ngành tâm lý học
- Khái niệm, đặc điểm của chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực thẩm mỹ
- Định nghĩa bình luận về hành vi Mớm cung
- Bàn về khái niệm vật chứng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
- Giấy Ủy quyền nhận tiền thai sản
- Chức năng của văn bản quản lý nhà nước
- Phân tích tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính
- Khái niệm Hiến pháp
- Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp Việt Nam
- Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930
- Phân tích quy định cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ
- Chuẩn mực “đạo đức” và “xã hội” là gì và mối liên hệ của chúng trong cuộc sống hiện nay ở Việt Nam như thế nào
- Nêu, phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.