Câu hỏi của khách hàng: Pháo hiệu pháo chuối có bị cấm không?
Chào mọi người. Cho em hỏi tết này em muốn có không khí tết. Thì pháo hiệu.pháo chuối. Có bị cấm không nhỉ. Cho em câu trả lời với
Luật sư Tư vấn Pháp luật về quản lý, sử dụng pháo – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 15/01/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Sử dụng pháo để chơi tét có vi phạm pháp luật không?
- Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo
- Thông tư 08/2010/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 36/2009/NĐ-CP
3./ Luật sư trả lời Pháo hiệu pháo chuối có bị cấm không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có hai quy chế khác nhau với hai loại pháo, phân biệt là đối với pháp nổ và pháo không nổ. Trong đó, pháo nổ được hiểu là loại sản phẩm có chứa thuốc pháo được chế tạo bằng các công nghệ khác nhau không phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây nên tiếng nổ (bao gồm cả các loại pháo hoa gây tiếng nổ).
Căn cứ Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP:
“Điều 5.Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng
1.Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
2.Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
3.Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
4.Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.”
Theo đó, pháo hiệu là loại pháo được sử dụng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và họat động quân sự, không được sử dụng trong những trường hợp khác. Việc sử dụng pháo hiệu để “chơi tết” bị coi là hành vi sử dụng trái phép pháo hiệu.
Còn về pháo chuối, do bạn không nêu rõ loại pháo này có gây nổ hay không (bởi tên gọi của các loại pháo có thể khác nhau tùy thuộc vùng miền) nên tôi sẽ cho đây là một loại pháo nổ (khi sử dụng gây tiếng nổ). Khi đó, loại pháo này không thuộc các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng theo quy định trên.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 36/2009/NĐ-CP thì việc sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ hoặc pháo hoa, thuốc pháp hoa đều được coi là các hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, nếu bạn sử dụng trái phép chúng, bạn bị coi là chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý nhất định tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Đó có thể là trách nhiệm dân sự như bồi thường thiệt hại, trách nhiệm hành chính như phạt cảnh cáo, phạt tiền,… mà cũng có thể là trách nhiệm hình sự như phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn.
Trong trường hợp pháo chuối mà bạn đưa ra là pháo hoa không gây nổ thì căn cứ vào Khoản 3 Điều 3 Thông tư 08/2010/TT-BCA, việc quản lý pháp hoa lễ hội bằng giấy, pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây tiếng nổ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại. Lúc này, việc mua bán pháo hoa còn phải đảm bảo bên mua là các tổ chức, địa phương được phép sử dụng loại pháo này, còn bên bán phải là cơ sở sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa được bán pháo hoa theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần xác định pháo hiệu là loại pháo không được sử dụng trong trường hợp của bạn. Còn việc sử dụng pháo chuối, bạn cần xem xét rõ đặc tính về việc gây nổ hay không gây nổ của loại pháo này cũng như cơ sở sản xuất, bán pháo cho bạn có đủ điều kiện kinh doanh hay không. Trường hợp đây là pháo nổ thì thông thường bạn sẽ không được phép sử dụng loại pháo trên.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.