Quy định của pháp luật về trách nhiệm của vợ, chồng đối với con riêng của vợ hoặc chồng

Quy định của pháp luật về trách nhiệm của vợ, chồng đối với con riêng của vợ hoặc chồng

Pháp luật quy định nam nữ đều bình đẳng. Nếu 2 vợ chồng kết hôn theo đúng pháp luật nhưng con sinh ra không phải là của người cha thì người vợ bị tội gì không? trách nhiệm ra sao, bồi thường như thế nào cho người chồng khi trong thời gian hôn nhân người chồng đã không đạt được mục đích kết hôn, trái lại bị mất mát thời gian, tiền của, công sức, danh dự và nhiều thứ khác cho cuộc hôn nhân mà con sinh ra không phải là con mình?

Gửi bởi: Cao Minh Phụng

Trả lời có tính chất tham khảo

Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định như sau:

“Điều 63: Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định”.

Theo đó, mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 thì khi có người yêu cầu Tòa án xác định người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.

Như vậy, mọi đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đều được pháp luật công nhận là con chung của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp bạn không thừa nhận con thì bạn phải làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang thường trú. Kèm theo đơn bạn phải cung cấp các chứng cứ cho Tòa án để Tòa án xem xét việc từ chối nhận con của bạn là có cơ sở.

Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định về Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, cụ thể là:

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, trong trường hợp hai vợ chồng có kết hôn hợp pháp, con sinh ra không phải là con của người cha nhưng người cha vẫn phải có trách nhiệm chăm sóc, yêu thương, nuôi dưỡng và không được phân biệt đối xử giữa các con. Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định về trường hợp xử lý vi phạm của vợ hoặc chồng đối với vấn đề này.

Các văn bản liên quan:

Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP Của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000

Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình

Trả lời bởi: Chuyên viên pháp lý – Vụ Hành chính tư pháp


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191