Khắc phục tình trạng trên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể các trường hợp phải trưng cầu giám định và dẫn giải đối với người bị hại như sau:
Tại khoản 4 Điều 206 quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, trong đó có quy định đối với trường hợp về “Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động”.
Tại điểm a khoản 4 Điều 62 quy định về trường hợp đối với người bị hại như sau:
“Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải”…
Tại điểm b khoản 2 Điều 127 quy định đối với trường hợp áp giải, dẫn giải như sau: “Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan”…
Như vậy, theo các quy định nói trên, thì các trường hợp gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác mà người bị hại có đơn yêu cầu xử lý thì cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định là chuyện đương nhiên. Còn các trường hợp gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác có khả năng phải xử lý hình sự, nhưng người bị hại từ chối giám định, thì cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải trưng cầu giám định. Nếu người bị hại từ chối việc giám định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải dẫn giải để giám định./.
Lê Đức Khanh
VKSND Thừ Thiên Huế
Tham khảo thêm:
- Lời tuyên thệ của Kiểm sát viên được thể hiện từ ý chí đến hành động
- Thực trạng tai nạn giao thông trong quân đội và những giải pháp
- Kinh nghiệm giải quyết các vụ án có người nước ngoài phạm tội
- Kỹ năng xác định tội danh trong vụ án hình sự
- Cá nhân có được uỷ quyền khởi kiện?
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người ở Việt Nam
- Những bất cập trong giải quyết các giao dịch liên quan đến tài sản của người thi hành án
- Bàn về các nguyên tắc giám định tư pháp
- Phong tỏa tài khoản – biện pháp cưỡng chế mới trong Bộ luật TTHS 2015
- Điểm mới về thủ tục đăng ký bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.