Quyền được nhận cấp dưỡng và thủ tục xin cấp lại giấy khai sinh

Quyền được nhận cấp dưỡng và thủ tục xin cấp lại giấy khai sinh

Chị gái tôi có 2 con với một người đàn ông đã có gia đình. Một bé gái 5 tuổi, một bé trai 1 tuổi. Trước đâyngười đàn ông này có chu cấp nuôi con và làm giấy khai sinh cho con mang theo họ anh ta. Nhưng sau khi anh ta đòi nuôi bé trai và chị tôi không đồng ý, anh ta đã lấy lại giấy khai sinh bản chính của bé trai và không trợ cấpnữa.

Tôi muốn hỏi trong trường hợp này 2 bé có được quyền nhận trợ cấp từ cha chúng nữa không? Cách thức làm lại giấy khai sinh bản chính. Chị tôi chỉ còn giữ 01 giấy khai sinh bản sao có dấu đỏ của bé trai và 01 kết quả xét nghiệm ADN huyết thống cha con.

Gửi bởi: Lê Anh

Trả lời có tính chất tham khảo

Chào bạn:

I. Do chị gái bạn và người đàn ông này chưa đăng ký kết hôn nên 2 cháu bé là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, dù là con ngoài giá thú hay trong giá thú không ảnh hưởng gì đến quyền được nhận cấp dưỡng của 2 đứa trẻ từ phía người bố của chúng.

Tại khoản 5, Điều 2,Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000có quy định:

“Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú”

Tại Điều 4, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 cũng quy định:

“Trẻ em không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung, con riêng, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật”.

Vì vậy, trong trường hợp này, chị gái bạn với tư cách người giám hộ của 2 cháu bé chưa thành niên hoàn toàn có quyền được yêu cầu bố của chúng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này.”

Nếu người đàn ông này không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hoặc giữa chị của bạn và bố 2 đứa bé không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu tòa buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

II. Trong trường hợp chị bạn muốn làm lại giấy khai sinh cho cháu bé thì chỉ cần đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi lưu giữ Sổ đăng ký khai sinh và làm thủ tục xin cấp lại bản chính giấy khai sinh theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch về cấp lại bản chính Giấy khai sinh và thẩm quyền cấp lại bản chính Giấy khai sinh

1. Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh”

Thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh theoquy định tại Điều 63 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch đã được sửa đổi bố sung tại mục số 18 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực

“1. Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).

Người yêu cầu cấp bản chính Giấy khai sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính; trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản cao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.

2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh mới, thu hồi lại Giấy khai sinh cũ (nếu có).

Trong trường hợp phải xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày.

3. Nguyên tắc ghi nội dung bản chính giấy khai sinh khi cấp lại được áp dụng tương tự quy định tại Điều 61 của Nghị định này.

4. Sau khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi đã đăng ký, khai sinh để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Các văn bản liên quan:

Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình

Nghị định 06/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực

Luật 25/2004/QH11 Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch

Trả lời bởi: CTV7


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191