Trước khi kết hôn với mẹ tôi, bố tôi có một đời vợ, nhưng đã ly hôn. Bố tôi sau khi lấy mẹ tôi thì cả hai vợ chồng di chuyển vào Nam lập nghiệp. Hiện tại, gia đình tôi có một mảnh đất và có ý định sau này bán đi để về lại miền Bắc. Thế nhưng giờ bố tôi lại rất yếu, tuy ý thức vẫn còn rất tỉnh táo nhưng không còn khả năng nói chuyện, tay chân đều đã liệt nhiều năm nay. Mẹ tôi đang có ý định bán ngôi nhà này sau khi bố mất để về quê. Sổ đỏ mang tên bố tôi, trong trường hợp bố tôi không có di chúc, vậy thì con trai riêng của bố tôi với vợ cũ có được hưởng quyền được thừa kế một phần và có cần phải có sự đồng ý của người con trai riêng ấy thì mẹ tôi mới được bán đất hay không?
Gửi bởi: Phan Thị Thanh Huyền
Trả lời có tính chất tham khảo
Khi bố bạn chết, không để lại di chúc thì di sản của bố bạn là một phần quyền sử dụng/sở hữu nhà đất (thuộc tài sản chung vợ chồng của bố mẹ bạn) được chia cho người thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự. Theo đó, khi bố bạn chết, di sản sẽ được chia cho:
– Mẹ của bạn: với tư cách là người vợ hợp pháp tại thời điểm bố bạn chết.
Người vợ cũ của bố bạn sẽ không được hưởng di sản do bố bạn đã để lại vì đã ly hôn trước đó.
– Bạn: với tư cách là con đẻ của người để lại di sản.
– Con trai riêng của bố bạn với người vợ cũ: Pháp luật không phân biệt quyền hưởng di sản của con chung, con riêng nên người con riêng của bố bạn vẫn được hưởng di sản do bố bạn để lại với tư cách là con đẻ của người để lại di sản.
– Những người khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có)
Sau khi bố bạn chết, di sản sẽ được đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất như nêu trên. Việc thỏa thuận phân chia di sản, quản lý, định đoạt di sản đều phải được sự đồng ý của tất cả những người thừa kế, trong đó có người con trai riêng của bố bạn.
Các văn bản liên quan:
Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.