Người phải thi hành án có tài sản bất động sản là quyền sở hữu nhà ở nhưng được dùng vào việc thờ tự thì Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự có quyền kê biên, bán đấu giá tài sản không?
Gửi bởi: Huỳnh Thanh Châu
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì bản án, quyết định của tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định của Trọng tài thương mại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực phải được tổ chức thi hành. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án. Điều 95 Luật thi hành án dân sự quy định: việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác.
Do đó, trường hợp nếu người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án thì Chấp hành viên có quyền kê biên quyền sở hữu nhà của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án. Quy định tại điểm d khoản 2 Điều 87 Luật thi hành án dân sự về tài sản không được kê biên chỉ áp dụng đối với tài sản là đồ thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương.
Các văn bản liên quan:
Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự
Trả lời bởi: Nguyễn Thị Thu Hằng
Tham khảo thêm:
- Thẩm quyền thi hành bản án, quyết định của Tòa án
- Cưỡng chế thi hành án đối với trường hợp Tòa án tuyên xử lý tài sản bảo đảm thi hành án
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
- Người được thi hành án có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú
- Kê biên tài sản đảm bảo thi hành án sau khi đã chuyển nhượng qua 2 người?
- Chuyển giao quyền yêu cầu thi hành án trong trường hợp người được thi hành án là cá nhân chết
- Không nhất thiết phải cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án khi yêu cầu thi hành án
- Có ra quyết định tiếp tục thi hành án khi lập hồ sơ đề nghị xét miễn nghĩa vụ thi hành án không?
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản án ly hôn
- Tại sao Thẩm tra viên không được ký đóng dấu?
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.